Đặc điểm nhân sự ngành Giáo dục đào tạo

  1. Khái niệm ngành Giáo dục - đào tạo

Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập. Theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục.

Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi, trình độ nhất định. Một số dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...

Vậy, Giáo dục đào tạo là một ngành hoạt động xã hội nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn lao động có kỹ năng thích hợp và tạo nhân tài cho đất nước.

Hoạt động giáo dục đào tạo bao gồm giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trên đại học và dạy nghề. Và trường học là nơi đảm nhận vai trò quan trọng và giáo viên là khâu chủ đạo.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Giáo dục - đào tạo
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Giáo dục - đào tạo
  • Có kiến thức chuyên môn cao và không ngừng học hỏi

Những người theo ngành giáo dục đào tạo phải có kiến thức chuyên môn cao thì mới có thể truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho người học. Ngoài lĩnh vực chuyên sâu, ngành này còn đòi hỏi một kiến thức tổng hợp, vốn văn hóa sâu rộng và nhất là sự học hỏi không ngừng nghỉ, bởi họ là người được xã hội giao trọng trách truyền đạt tri thức, đào tạo con người.

  • Làm việc nhóm tốt

Người giảng dạy đào tạo có thể phải đối mặt với những khó khăn trong công việc. Do đó, bạn cần có sự kết hợp với hiệu trưởng nhà trường, nhân viên hành chính, phụ huynh và đồng nghiệp. Họ chính là những người đồng minh có thể mang đến cho bạn sự giúp đỡ. Bằng cách làm việc theo nhóm, bạn có thể dễ dàng đạt hiệu quả cao trong công việc.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Nhân sự ngành này không thể thành công trong công việc nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt. Khả năng diễn đạt vấn đề rõ ràng, súc tích sẽ khiến bài học của bạn trở nên thú vị và dễ hiểu hơn. Nếu không có khả năng giao tiếp, họ sẽ không thể tương tác với người học và khiến bài học, bài giảng nhàm chán.

    1. Môi trường làm việc của ngành Giáo dục - đào tạo

Môi trường làm việc của ngành Giáo dục đào tạo chủ yếu trong lớp học, văn phòng,… Bạn có thể làm việc tại:

  • Hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, Đại học trong cả nước.
  • Các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.
  • Các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục...
  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Giáo dục - đào tạo
  • Giáo viên
  • Giảng viên
  • Giáo vụ
  • Trưởng phòng đào tạo
  • Giám đốc đào tạo
  • Chuyên gia đào tạo
  • Tư vấn tuyển sinh
  • Trưởng phòng tuyển sinh

 Bài viết thuộc chủ đề 19. Giáo dục đào tạo