Mô tả nghề giáo viên

  1. Tầm quan trọng của nghề giáo viên

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra. Đồng thời, họ cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh.

Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức thông thường mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh, nắm vững kiến thức mới được học. Giáo viên phải có năng lực biết đổi mới phương pháp dạy học.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của nghề giáo viên

Các nhiệm vụ giảng dạy chính thức bao gồm việc chuẩn bị các bài học theo chương trình đã thỏa thuận, đưa ra các bài học và đánh giá tiến độ học tập của từng học sinh.

Nhiệm vụ chuyên môn của một giáo viên có thể mở rộng ngoài việc giảng dạy chính thức. Bên ngoài lớp học, giáo viên có thể đi cùng với học sinh trong các chuyến đi thực địa, giám sát các phòng học, giúp tổ chức tốt các chức năng của trường, và làm giám sát cho các hoạt động ngoại khóa. Trong một số hệ thống giáo dục, giáo viên có thể có trách nhiệm đối với việc kỷ luật của học sinh.

  1. Công việc hàng ngày của nghề giáo viên
  • Giảng dạy môn chuyên ngành theo sự phân công giảng dạy của nhà trường
  • Tham gia xây dựng, soạn thảo, hiệu chỉnh giáo án, tài liệu chi tiết theo phân phối chương trình và khi có yêu cầu phục vụ cho việc giảng dạy.
  • Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy hiện đại, phát triển tư duy cho học sinh theo định hướng của trường.
  • Theo dõi và đánh giá tiến bộ của học viên trong suốt quá trình học
  1. Cơ hội phát triển thăng tiến của nghề giáo viên

Giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng. Họ là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ.

Người giáo viên luôn phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

Xã hội hiện nay đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, phải có trình độ ngoại ngữ nhất định mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học.

Khi theo nghề giáo viên, bạn có thể phấn đấu trở thành các giáo viên giỏi, có thành tích cao. Sau nhiều năm có kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, bạn có thể trở thành tổ trưởng bộ môn, chủ nhiệm bộ môn,… Hoặc cao hơn nữa, bạn có thể phấn đấu trở thành phó hiệu trưởng/hiệu trưởng trường,…

 Bài viết thuộc chủ đề 19. Giáo dục đào tạo