Mô tả nghề tư vấn tuyển sinh

  1. Tầm quan trọng của nghề tư vấn tuyển sinh

Người tư vấn tuyển sinh được coi là “cầu nối” giữa đơn vị đào tạo với học sinh, học viên,... Nhân sự ngành này có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu doanh số tối đa được giao; thiết lập các mối quan hệ khách hàng, phụ huynh học sinh mới…

Nếu không có nhân viên tư vấn tuyển sinh, các đơn vị tuyển sinh sẽ không có khách hàng mới và người học sẽ không tìm được định hướng lớp học đúng, phù hợp với bản thân. Không những thế, người tư vấn tuyển sinh được coi là đại diện thương hiệu cho tổ chức, đơn vị đào tạo đó. Bởi nhiều trường hợp vì mục đích doanh số mà tư vấn những khóa học không phù hợp dẫn đến việc khách hàng bức xúc, gây mất thiện cảm.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của nghề tư vấn tuyển sinh

Các đầu việc của nghề tư vấn tuyển sinh là tư vấn và ghi danh; quản lý, chăm sóc học viên trong khóa học; thực hiện phát học liệu; làm công tác thu ngân,...

  1. Công việc hàng ngày của nghề tư vấn tuyển sinh
  • Tìm kiếm, xây dựng và phát triển nguồn khách hàng tiềm năng
  • Ghi nhận và tìm hiểu nhu cầu của học viên theo quy trình tư vấn
  • Tư vấn chương trình đào tạo phù hợp
  • Chăm sóc và theo dõi hồ sơ khách hàng để thuyết phục thi xếp lớp và ghi danh nhằm đảm bảo đạt mục tiêu ghi danh
  • Theo dõi tình hình học tập của học viên và thực hiện các dịch vụ chăm sóc học viên
  • Liên lạc với phụ huynh về tình hình học tập, chuyên cần và kỷ luật của học viên
  • Ghi nhận, xử lý và báo cáo với cấp quản lý trực tiếp về các phát sinh liên quan đến học viên/phụ huynh
  • Theo dõi file mở lớp, liên lạc mời phụ huynh/ học viên tái ghi danh theo cấp lớp chuyên trách, đảm bảo đúng tiến độ và đạt mục tiêu ghi danh
  • Thông báo cho học viên và phụ huynh các hoạt động ngoại khóa, hội thảo và thông tin du học nhằm thu hút học viên mới và chăm sóc học viên đang học
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa và hội thảo được tổ chức trong và ngoài cơ sở
  • Công tác học liệu
  • Công tác thu ngân
  • Và các công việc khác theo phân công của cấp trên
  1. Cơ hội phát triển thăng tiến của nghề tư vấn tuyển sinh

Nghề tư vấn tuyển sinh đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm liên quan đến vị trí tư vấn, chăm sóc khách hàng trong ngành giáo dục và dịch vụ; năng động, nhiệt tình, ý thức trách nhiệm. Bên cạnh đó, bạn phải có các kỹ năng giao tiếp, tư vấn, thuyết phục khách hàng; khả năng làm việc độc lập và cả hoạt động nhóm; chủ động trong công việc,… Đối với nghề tư vấn tuyển sinh, bạn cũng cần có thái độ chân thành, tư vấn đúng phù hợp với các đối tượng; giữ tâm làm nghề trong sáng.

Từ vị trí tư vấn tuyển sinh, bạn có cơ hội phát triển lên các vị trí cao hơn như Trưởng bộ phận tư vấn tuyển sinh, Trưởng phòng tư vấn tuyển sinh,…

 Bài viết thuộc chủ đề 19. Giáo dục đào tạo