23. Khái niệm đặc điểm nhân sự ngành xuất nhập khẩu

  1. Khái niệm ngành Xuất nhập khẩu

Ngành Xuất nhập khẩu còn khá mới ở Việt Nam nhưng không có nghĩa là nó không phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng quan trọng và thu hút nhiều nhân lực vì nền kinh tế đang mở cửa.

Ngành xuất nhập khẩu là toàn bộ quy trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu 1 lô hàng cho công ty; bao gồm các công việc cụ thể như: giao dịch với đối tác, đặt hàng, tiến hành thuê phương tiện vận tải, thanh toán tiền hàng và làm các thủ tục Hải quan để được phép xuất hoặc nhập lô hàng.

  1. Đặc điểm ngành Xuất nhập khẩu
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Xuất nhập khẩu
  • Có nền tảng căn bản về nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Để làm bất cứ ngành nghề gì bạn buộc phải có kiến thức, nghiệp vụ liên quan đến ngành đó. Nếu làm về ngành xuất nhập khẩu, bạn phải hiểu được khái niệm về quy trình xuất nhập khẩu cũng như những vấn đề khác liên quan tới nghiệp vụ. Khi đã có kiến thức, bạn sẽ dễ dàng áp dụng kiến thức đó vào trong thực tế và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với công việc đảm nhận.

  • Có vốn ngoại ngữ tốt

Do đặc thù của ngành nên bạn cần trao dồi thêm về ngoại ngữ. Ngoài ngoại ngữ tiếng Anh, bạn nên học thêm một số ngôn ngữ khác như Trung, Hàn, Nhật,… Nếu biết nhiều ngoại ngữ, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực và giúp bạn thành công trong ngành xuất nhập khẩu. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng học hỏi thêm về tin học.

  • Kĩ năng xây dựng chiến lược tốt

Yếu tố quan trọng hàng đầu của một nhân viên xuất nhập khẩu nằm ở khả năng xây dựng chiến lược. Người đó phải đưa ra phương án giải quyết tốt nhất về bài toán tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển hàng hóa thấp nhất nhưng vẫn không ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng hàng hóa. Và quan trọng hơn, bạn phải theo sát để sản phẩm hoàn thành đúng thời gian giao hàng. Vì vậy, đây cũng là một ngành phải chịu nhiều áp lực cao.

Nhân viên ngành xuất nhập khẩu sẽ quản lý tài liệu và ghi lại tất cả các chuỗi cung ứng; xem xét cẩn thận khả năng thành công và thất bại của mỗi chiến lược, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

  • Kĩ năng tìm nguyên liệu

Là nhân viên trong ngành xuất nhập khẩu, bạn cần phải biết cách tìm kiếm, liên hệ tới các nguồn nguyên vật liệu, đàm phán giá với nhà cung cấp và tìm kiếm nguồn dự phòng nhanh chóng nếu có sự cố xảy ra. Nếu không giải quyết các vấn đề này thì bạn sẽ không có khách hàng, không có sản phẩm hoặc sản phẩm kém chất lượng sẽ làm mất uy tín của công ty cũng như đối tác sẽ hủy hợp đồng ngay lập tức.

  • Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục

Kĩ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán cực kì quan trọng với một nhân viên xuất nhập khẩu. Bởi đặc thù của ngành xuất nhập khẩu là phải làm việc với nhiều bên như hải quan, kho hàng, khách hàng, vận chuyển… Nhân viên sẽ phải liên lạc với khách hàng, đối tác: bên cung cấp, nhà vận chuyển trước khi vận chuyển các lô hàng, thương lượng hợp đồng với các nhà cung cấp và khách hàng, gọi điện, mở rộng quan hệ với các đối tác khác...

    1. Môi trường làm việc của ngành Xuất nhập khẩu

Tùy từng vị trí trong ngành xuất nhập khẩu mà môi trường làm việc cũng khác nhau. Ví dụ, các vị trí nhân viên chứng từ, nhân viên thanh toán quốc tế sẽ được làm việc trong môi trường văn phòng tiện nghi, mát mẻ.

Còn các vị trí như nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên hiện trường,… phải thường xuyên chạy ra ngoài làm việc.

Nếu theo học ngành, nghề liên quan đến xuất nhập khẩu, bạn có thể làm việc tại các công ty Việt Nam, các công ty có vốn nước ngoài, các  công ty đa quốc gia, ngân hàng hoặc các cơ quan Nhà nước,…

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành xuất nhập khẩu
  • Nhân viên nhập khẩu
  • Nhân viên xuất khẩu
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên mua hàng (Purchasing officer)
  • Thương thảo hợp đồng mua bán
  • Nhân viên hải quan
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên hiện trường
  • Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia
  • Nhân viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên điều vận đội xe/bãi
  • Trưởng phòng xuất nhập khẩu
  • Giám đốc xuất nhập khẩu