23.1 Mô tả nghề nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

  1. Tầm quan trọng của Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Đội ngũ nhân viên kinh doanh sẽ là nguồn chủ lực tìm kiếm khách hàng, thuyết phục, đàm phám để khách hàng kí kết với công ty, đem lại lợi nhuận cho công ty. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, mạnh mẽ thì không thể không có nhân viên kinh doanh.

Và đối với vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cũng vậy, muốn có thu nhập, công ty muốn phát triển, nhân viên kinh doanh phải tìm kiếm khách hàng, đối tác để cung cấp hàng hóa ra nước ngoài hoặc tìm kiếm nhập hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhiệm vụ chung của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là tìm kiếm khách hàng để xuất hoặc nhập khẩu hàng từ nước ngoài. Và họ phải thuyết phục, đàm phán với các đối tác, khách hàng để kí kết hợp đồng. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cần chăm sóc và mở rộng các mối quan hệ với đối tác, khách hàng. Khi biết cách mở rộng mạng lưới khách hàng thì bạn sẽ dễ dàng tiến tới thành công.

  1. Công việc hàng ngày của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Tìm kiếm khách hàng thông qua:

+ Các trang thương mại điện tử, Web bán hàng….

+ Đối thủ cạnh tranh

+ Internet

+ Các hội chợ xúc tiến thương mại

+ Hiệp hội tại các quốc gia

  • Tổ chức và thực hiện bán hàng trực tuyến: Xây dựng và triển khai kế hoạch bán hàng trực tuyến, Tối ưu hóa các kênh, các công cụ trong việc bán hàng trực tuyến, đảm bảo chỉ tiêu bán hàng trực tuyến
  • Gửi báo giá cho khách hàng
  • Đàm phán và thương lượng với khách hàng
  • Làm và theo dõi hợp đồng cho khách hàng
  • Đề nghị gửi hàng mẫu (nếu cần)
  • Kí hợp đồng
  • Giao dịch và liên hệ với các nhà cung cấp và khách hàng về lịch chuyển hàng và giao nhận hàng
  • Thông báo kế hoạch và thời gian chuyển hàng cho bộ phận Logistics (bộ phận giao nhận)
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu có lương cơ bản thấp, áp lực doanh số nhưng nếu là một người kinh doanh giỏi, bạn sẽ hoàn toàn chủ động được mức thu nhập của mình. Ngoài lương cơ bản, bạn sẽ có hoa hồng khi tìm kiếm được khách hàng. Do đó, càng tìm được nhiều khách hàng, khách hàng có giá trị hợp đồng cao thì thu nhập của bạn càng cao.

Đối với vị trí nhân viên kinh doanh, bạn có nhiều cơ hội thăng tiến bởi bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm về giao tiếp, chiến lược tiếp cận khách hàng, telesale,... Và theo nghiên cứu, khoảng 90% người đảm nhận vị trí sếp đều làm từ nghề sale.

Từ là một nhân viên kinh doanh, bạn sẽ có cơ hội phát triển lên thành Phó phòng kinh doanh, Trưởng phòng kinh doanh, Phó giám đốc kinh doanh, Giám đốc kinh doanh, hoặc làm lãnh đạo về marketing...