27. Đặc điểm nhân sự ngành trang sức

  1. Khái niệm ngành Trang sức

Ngành trang sức là lĩnh vực liên quan đến các vấn đề về chế tạo và kinh doanh trang sức. Các chất liệu để làm ra đồ trang sức: kim loại (đồng, bạc, vàng,…), đá quý, kim cương. Từ các chất liệu này, người theo ngành trang sức sẽ tạo thành các phụ kiện: vòng tay, vòng cổ, nhẫn, cài áo, khuyên tai,…

Ngày nay các thợ kim hoàn sử dụng nhiều loại công cụ, máy móc để tạo ra các đồ trang sức được bán trong các cửa hàng, trực tuyến hoặc các hội chợ nghệ thuật.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Trang sức
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Trang sức
  • Có kiến thức chuyên sâu về thiết kế và ngành trang sức

Người làm trong ngành trang sức cần có hiểu biết về thiết kế và chuyên môn. Bởi hiểu về mẫu mã thiết, chất liệu trang sức bạn sẽ đánh giá được chất lượng sản phẩm, hiểu được xu hướng của thế giới, nhu cầu của người dùng. Và khi hiểu được các loại chất liệu, cách trang sức được chế tác, bạn sẽ dễ dàng tư vấn cho khách hàng. Ví dụ, bạn sẽ phải biết mẫu trang sức được thiết kế theo kiểu dáng: quả lê (hình giọt lệ), hình oval, hình hạt dưa,… Hay chất liệu của chiếc nhẫn: vàng trắng kết hợp kim cương 1 kara…

Ngoài ra, bạn cũng cần phải có kiến thức về phong thủy. Bởi nhiều khách hàng lựa chọn sản phẩm trang sức theo mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì cũng cần thiết kế những hình dáng, màu sắc phù hợp…

  • Có tư duy nhạy bén, nắm bắt xu hướng

Tư duy nhạy bén, nắm bắt xu hướng là cực kì quan trọng đối với các ngành như mỹ phẩm, thời trang, trang sức. Nếu bạn tư duy nhạy bén, nắm bắt xu hướng bạn sẽ biết kiểu mẫu, màu sắc, chất liệu trang sức nào bán ra thị trường sẽ hút khách, thu về lợi nhuận cao. Nếu công ty trang sức cứ mãi một mẫu mã cũ, dập khuôn thì chắc chắn rằng sản phẩm bán ra sẽ rất thấp và có thể dẫn đến khả năng cửa hàng, công ty phá sản.

  • Khả năng sáng tạo cao

Khả năng sáng tạo đòi hỏi rất cao trong bất cứ ngành nghề nào, và ngành trang sức cũng vậy. Để bán ra thị trường được mọi người ủng hộ thì mẫu trang sức đó phải độc đáo, lạ, mới mẻ, theo xu hướng,… Bạn càng sáng tạo, càng tạo ra nhiều mẫu trang sức mới lạ sẽ càng tạo dựng được thương hiệu trang sức lớn mạnh nhanh chóng, vững mạnh. Đến khi muốn mua trang sức, họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn.

  • Kĩ năng giao tiếp, thuyết phục tốt

Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ rất quan trọng với tất cả các ngành nghề và là một trong những yếu tố giúp bạn có cơ hội thăng tiến cao hơn. Đối với nghề thiết kế, chế tác hay kinh doanh trang sức, bạn cũng đều phải tiếp xúc với khách hàng. Bởi bạn cần có những chia sẻ về nhu cầu, mong muốn, nắm bắt thị hiếu của họ, bạn mới có thể sáng tạo ra mẫu trang sức đẹp và thuyết phục họ mua sản phẩm của bạn.

    1. Môi trường làm việc của ngành Trang sức

Tùy vào vị trí trong ngành thiết kế mà các nhân viên sẽ có môi trường làm việc khác nhau. Bạn có thể làm việc tại các cửa hàng vàng bạc đá quý hay các công ty vàng bạc quốc doanh và tư nhân, hoặc mở cửa hàng trang sức của riêng mình.

Hoặc, nếu liên quan đến chế tác trang sức, bạn phải làm việc trong các công xưởng; còn là nhân viên kinh doanh bạn có thể làm việc trong văn phòng hoặc ra ngoài gặp khách hàng,…

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành trang sức
  • Nhân viên bán hàng trang sức
  • Thiết kế trang sức
  • Nghiên cứu khai thác đá quý, phát triển vật liệu mới
  • Nhân viên kinh doanh trang sức
  • Trưởng phòng kinh doanh trang sức
  • Nhân viên marketing sản phẩm trang sức
  • Giám đốc kinh doanh
  • Giám đốc bán lẻ trang sức
  • Giám đốc điều hành
  • Kỹ sư chế tác đồ trang sức
  • Thợ kim hoàn