28. Đặc điểm nhân sự ngành thương mại điện tử

  1. Khái niệm ngành Thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử (E-Commerce) là lĩnh vực liên quan đến hoạt động mua bán, trao đổi, thanh toán sản phẩm hoặc dịch vụ trên hệ thống điện tử như internet thông qua hệ các website hoặc ứng dụng di động.

Đây là xu hướng của thời đại số, là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, đồng thời là cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới. Ngoài ra, ngành này còn được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Thương mại điện tử
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Thương mại điện tử
  • Có tư duy sáng tạo, có khả năng phân tích

Tư duy sáng tạo là cực kì cần thiết với ngành thương mại điện tử. Vì bạn sẽ phải tìm ra các hình thức sáng tạo để làm những mô hình kinh doanh tinh gọn; các chiến dịch quảng bá sản phẩm với chi phí thấp, hiệu quả cao.

Ngoài ra, làm thương mại điện tử, bạn cũng cần phải có khả năng phân tích. Bạn buộc phải tìm hiểu kĩ thị trường, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; đánh giá phân tích được đối thủ cạnh tranh,… Từ đó, bạn sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh trên internet phù hợp cho công ty.

  • Kỹ năng thấu hiểu khách hàng

Hiểu được khách hàng, xem khách hàng như trung tâm luôn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của bạn. Bạn sẽ phải rèn luyện kỹ năng quan sát và biết cách ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các mô hình, khai phá các mối liên hệ giữa hành vi mua sắm của người tiêu dùng và hành vi xã hội của họ. Đây là những kỹ năng xuất sắc trong nghệ thuật tiếp thị sẽ giúp bạn sớm thành công trong sự nghiệp.

  • Có kiến thức chuyên sâu về thương mại điện tử

Làm về ngành này, bạn buộc phải có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nếu bạn theo kinh doanh, bạn không chỉ tập trung về bài toán kinh doanh mà sẽ bao quát về tất cả những khía cạnh như: tiếp thị sản phẩm, chuỗi cung ứng, định giá và quản lý lợi nhuận, bán hàng, dịch vụ khách hàng…

Hoặc, nếu bạn theo lĩnh vực công nghệ thông tin, bạn buộc phải có kiến thức chuyên môn thì mới có thể xây dựng hệ thống vận hành cho các doanh nghiệp.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Nhiều người cho rằng, làm thương mại điện tử toàn trên Internet, không cần gặp gỡ khách hàng trực tiếp thì cần gì phải biết giao tiếp. Thế nhưng, quan niệm đó sai lầm. Kỹ năng giao tiếp cần thiết cho mọi công việc; bởi bạn không chỉ giao tiếp với khách hàng mà còn để giao tiếp với mọi người trong công ty; với nhóm làm việc của mình…

Để hiểu được nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng; người làm trong nghề thương mại điện tử phải có những buổi gặp gỡ, giao lưu với khách hàng. Do đó, nếu tận dụng khả năng giao tiếp tốt, bạn sẽ biết cách lấy được thông tin “mật” từ khách hàng.

Bên cạnh đó, giao tiếp tốt sẽ giúp làm việc nhóm hiệu quả hơn. Khi bạn trao đổi với mọi người, mọi người sẽ hiểu; tránh hiểu sai ý của nhau. Và tất nhiên, bạn sẽ phải thường xuyên lên kế hoạch quảng bá sản phẩm thương hiệu trong một dự án, chương trình nào đó, và thuyết trình để thuyết phục cấp trên.

    1. Môi trường làm việc của ngành Thương mại điện tử

Sau khi được đào tạo bài bản về ngành thương mại điện tử, bạn có thể làm việc ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước tại các bộ phận như:

  • Phòng marketing, phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kế hoạch  tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại;
  • Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong kinh doanh, thương mại;
  • Trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin…
  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành thương mại điện tử
  • Nhà phát triển website và quản trị website
  • Nhân viên IT chuyên hệ thống nền tảng thương mại
  • Chuyên viên thanh toán
  • Nhân viên bảo mật
  • Quản lý hàng hóa
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin
  • Tư vấn viên công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử
  • Giám đốc thông tin (CIO)
  • Chuyên viên kinh doanh trực tuyến
  • Nhân viên marketing online
  • Giám đốc E-Marketing
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin
  • Giảng viên ngành thương mại điện tử
  • Khởi nghiệp kinh doanh