37.1 Mô tả nghề Kỹ sư Lâm nghiệp

  1. Tầm quan trọng của Kỹ sư Lâm nghiệp

Việt Nam có rất nhiều diện tích là đồi núi. Tuy nhiên tài nguyên rừng đang được khai thác quá mức dần đến tình trạng cạn kiệt. Vì vậy nhà nước ta luôn đầu tư cả nhân lực và vật lực để tạo ra một tài nguyên mới. Trong đó, các Kỹ sư Lâm nghiệp có sự góp sức không nhỏ. Họ đã không quản ngại gian lao, hướng dẫn các kỹ thuật trồng rừng cơ bản, cũng như nghiên cứu ra các giống cây trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả giữ đất, giữ rừng tốt. Nhiều kỹ sư đã có nhiều dự án trồng rừng và nghiên cứu tốt, được áp dụng trong thực tế. Họ góp phần quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai hiệu quả cho mỗi địa phương.

Đối với các doanh nghiệp cây trồng, các Kỹ sư Lâm nghiệp giúp họ nghiên cứu và quản lý các giống cây, quản lý các bước từ ươm giống cho đến trồng trọt và chăm sóc cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho doanh nghiệp đó.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Kỹ sư Lâm nghiệp

Nhiệm vụ chung của nghề Kỹ sư Lâm nghiệp nghiên cứu, hướng dẫn các kỹ thuật trồng rừng cơ bản; quy hoạch và quản lý rừng.

  1. Công việc hàng ngày của Kỹ sư Lâm nghiệp
  • Kiểm kê diện tích rừng
  • Vẽ bản đồ rừng
  • Lâm nghiệp (đánh giá thực trạng và đưa ra hướng giải quyết cho rừng)
  • Quy hoạch rừng (thu hoạch, vận chuyển gỗ tươi, trồng cây gây rừng, phát quang cây rừng, tỉa cành)
  • Quy hoạch khu vui chơi và cảnh quan
  • Tích hợp quản lý rừng
  • Đánh giá hiện trạng các lô đất rừng
  • Bảo vệ rừng chống lại côn trùng có hại, bệnh cây và hỏa hoạn
  • Chụp ảnh bản đồ rừng
  • Kỹ thuật công trình (xây dựng đường giao thông, cầu, cống)
  • Tư vấn việc lựa chọn và sử dụng máy móc lâm nghiệp
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Kỹ sư Lâm nghiệp

Các Kỹ sư Lâm nghiệp thường am tường về về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …); nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).

Ngoài kiến thức chuyên môn, Kỹ sư Lâm nghiệp cần phải có các tố chất, kỹ năng như yêu thiên nhiên, môi trường; nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên; thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng; có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật; thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên; có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến phát triển lâm nghiệp; có sức khỏe tốt,...

Kỹ sư Lâm nghiệp vừa làm việc tại các khu vực công (bộ ban ngành, cơ quan trong nước hay quốc tế), và các khu vực tư nhân (bộ phận giám định lâm nghiệp, phân bậc rừng, hợp tác xã lâm nghiệp, công nghiệp lâm nghiệp...).

 Bài viết thuộc chủ đề 37. Lâm nghiệp