38. Đặc điểm nhân sự ngành Ngư nghiệp và Diêm nghiệp

  1. Khái niệm ngành Ngư nghiệp và Diêm nghiệp

Ngư nghiệp là ngành kinh tế và là lĩnh vực sản xuất có chức năng, nhiệm vụ nuôi trồng, khai thác các loài thuỷ sản, chủ yếu là cá ở các ao hồ, đầm, ruộng nước, sông ngòi, trong nội địa và ở biển.

Với lợi thế về địa lí, khí hậu và con người, ngư nghiệp đã và sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Ở Việt Nam, ngư nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò rất quan trọng, vì:

  • Ngư nghiệp cung cấp các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm dễ tiêu, chất khoáng, ít chất béo, rất có lợi cho sức khỏe con người. Vì vậy, xã hội càng phát triển, nhu cầu về thủy, hải sản cho bữa ăn hằng ngày của người dân càng tăng.
  • Ngư nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.
  • Nhiều sản phẩm của ngư nghiệp có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và góp phần cải thiện đáng kể đời sống cho nông dân.
  • Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản.
  • Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Diêm nghiệp được gọi là nghề làm muối.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Ngư nghiệp và Diêm nghiệp
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Ngư nghiệp và Diêm nghiệp
  • Yêu thích nghề ngư nghiệp

Đối với nghề ngư nghiệp, bạn phải làm việc thường xuyên ngoài trời với thời tiết nắng nóng, mưa gió,… Vì vậy, phải thực sự yêu nghề, thực sự thích nghiên cứu về các loại thủy hải sản thì bạn mới có thể theo đuổi được nghề.

  • Làm việc độc lập, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm

Khi làm công việc nghiên cứu, bạn bắt buộc phải làm việc độc lập và sáng tạo. Tuy nhiên, khi muốn hướng dẫn, truyền đạt lại kĩ thuật nuôi trồng, chế biến thủy sản, bạn phải làm việc với các bộ phận khác, công nhân, nông dân,… Do đó, kĩ năng làm việc nhóm kết hợp với giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thành công trong nghề.

  • Có kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật

Làm trong ngành này, kiến thức về hóa học, sinh học, vật lý rất cần thiết. Bởi bạn sẽ phải nghiên cứu về sinh lý động vật thủy sản; di truyền và chọn giống thủy sản, các loại bệnh thủy sản. Bên cạnh đó, bạn phải áp dụng kỹ thuật vào việc nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật phân tích môi trường nước để thủy hải sản có thể thích nghi sinh sống.

  • Nghiên cứu, vận dụng khoa học vào thực tiễn

Yêu thích nghiên cứu, học tập và vận dụng khoa học vào thực tiễn, đặc biệt lĩnh vực thủy sản là cực kì quan trọng. Nếu bạn chỉ biết kiến thức lý thuyết về các loại kỹ thuật và công nghệ mà không có khả năng ứng dụng vào thực tiễn thì kiến thức đó không được sử dụng. Do đó, áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sẽ giúp nuôi trồng thủy hải sản, chế biến thủy hải sản với chất lượng cao. Khi chất lượng thủy hải tốt thì cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài lại càng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

    1. Môi trường làm việc của ngành Ngư nghiệp và Diêm nghiệp

Môi trường làm việc của ngành Ngư nghiệp và Diêm nghiệp khá linh động. Nếu là nhà nghiên cứu bạn có thể làm việc trong văn phòng, phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, họ chủ yếu phải ra tận nơi làm việc ngoài trời để theo dõi, khảo sát công việc về ngành thủy hải sản.

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Ngư nghiệp và Diêm nghiệp
  • Khai thác thủy hải sản
  • Kỹ sư nuôi trồng thủy hải sản
  • Chuyên viên nghiên cứu nước biển, khai thác muối biển
  • Nhân viên bảo quản
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng
  • Nhân viên bệnh học thủy hải sản
  • Quản lí thủy hải sản
  • Giảng viên dạy chuyên ngành Ngư nghiệp