38.2 Mô tả nghề Kỹ sư khai thác thủy sản

  1. Tầm quan trọng của nghề Kỹ sư khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản (đánh bắt thủy sản) là những hoạt động của con người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản.

Sản phẩm của khai thác thủy sản bao gồm:

  • Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người.
  • Con giống (giống bố mẹ, giống thương phẩm) cho nuôi trồng thủy sản;
  • Con giống cho đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng thủy sản - một động đem con giống nhân tạo thả vào các thủy vực tự nhiên (hồ chứa, sông ngòi và biển) để tăng sản lượng đánh bắt.
  • Thức ăn cho chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản.
  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Kỹ sư khai thác thủy sản

Nhiệm vụ chung của Kỹ sư khai thác thủy sản là nghiên cứu, lắp ráp một số ngư cụ thông dụng; hướng dẫn kỹ thuật và tham gia vào hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên thuyền cùng ngư dân.

  1. Công việc hàng ngày của Kỹ sư khai thác thủy sản
  • Nghiên cứu đánh giá, tổ chức thăm dò và dự báo khai thác thủy sản
  • Thiết kế, chế tạo và tổ chức thí nghiệm ngư cụ
  • Thi công, lắp ráp một số ngư cụ thông dụng để đánh bắt thuỷ sản
  • Xử lý các thông tin về khí tượng thuỷ văn để đảm bảo an toàn hàng hải
  • Biết sử dụng các máy móc và trang thiết bị trên tàu để khai thác thủy sản
  • Thực hiện được điều khiển tàu và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình hàng hải và đánh bắt thuỷ sản
  • Hướng dẫn ngư dân đánh bắt thủy hải sản đúng quy trình đạt chuẩn
  • Phân loại, sơ chế và bảo quản sơ bộ các sản phẩm sau thu hoạch
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Kỹ sư khai thác thủy sản

Nhân sự ngành khai thác thủy sản cần vận dụng được các kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản và lý thuyết khai thác thủy sản để giải quyết các bài toán cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn; có kỹ năng quản lý và tổ chức sản xuất; am hiểu luật pháp liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản; có kỹ năng hàng hải và vận hành các hệ thống kỹ thuật trên tàu. Ngoài ra, bạn phải có khả năng làm việc theo nhóm và giao tiếp hiệu quả kể cả bằng ngoại ngữ; có khả năng ứng dụng tin học để giải quyết các vấn đề chuyên môn; hiểu biết về công tác an toàn sản xuất và tìm kiếm cứu nạn; có kiến thức về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản,...

Đặc biệt, nghề này khá vất vả nên chỉ thích hợp với nam giới có sức khỏe tốt. Bởi bạn phải ra biển, thích nghi với môi trường, khí hậu ở biển và tiến hành khai thác thủy hải sản cùng ngư dân.