Nghề Bệnh học thủy sản có vai trò quan trọng trong ngành thủy sản. Bởi họ chính là người đảm bảo chất lượng thủy sản.
Nếu có công tác quản lí và phòng chống, điều trị bệnh tốt thì thủy sản sẽ phát triển, sinh sản nhanh. Bên cạnh đó, chất lượng thủy sản sẽ được nâng cao. Chắc chắn rằng, thủy sản sẽ mang lại năng suất tốt, thu lại được lợi nhuận cao. Và khi thủy sản khỏe mạnh, đảm bảo tiêu chuẩn sẽ dễ dàng xuất khẩu ra các nước. Từ đó, ngành thủy sản của Việt Nam sẽ khẳng định được vị thế trên thế giới.
Nhiệm vụ chung của nghề Bệnh học thủy sản là thường xuyên kiểm tra, chẩn đoán cho thủy sản để phát hiện ra bệnh và tìm cách điều trị.
Nhân sự ngành Bệnh học thủy sản luôn phải cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thủy sản, các hình thức nuôi trồng thủy sản mới, tiên tiến trong nước và trên thế giới. Bạn có thể tham gia các hoạt động trao đổi, học tập tại nước ngoài như Israel, Thái Lan, Trung Quốc… để có những kiến thức chuyên sâu về thủy hải sản.
Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội đối với kỹ sư Bệnh học Thủy sản rất lớn, trong khi nguồn cung cấp hiện nay chưa đáp ứng đủ. Bạn có thể công tác tại các vị trí: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường, cán bộ tư vấn, doanh nhân, nhà quản lý, lãnh đạo. Hoặc bạn làm việc tại các lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp tại các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực thủy hải sản…
Ngoài ra, bạn có thể tự mình đứng ra làm chủ trang trại hoặc mở cửa hàng thuốc thú y, thức ăn cho thủy sản.