Đặc điểm nhân sự ngành Thủ công mỹ nghệ

  1. Khái niệm ngành Thủ công mỹ nghệ

Ngành Thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực cung cấp các đồ vật được làm bằng tay, không phải làm bằng máy. Cũng có thể hiểu thủ công mỹ nghệ là đồ thủ công (hand crafted). Những người làm đồ thủ công chuyên nghiệp và lành nghề được gọi là nghệ nhân thủ công.

Hàng thủ công mỹ nghệ chia làm hai loại: Thủ công (hàng hóa được làm hoàn toàn 100% bằng tay) và lắp ráp (các sản phẩm này được lắp ráp từ các vật liệu thủ công đã sản xuất có sẵn như dây hoặc tấm kim loại, các viên đá... Người nghệ nhân thủ công phối hợp các vật liệu có sẵn (được tạo hình từ trước) để tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn).

Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau:

  • Nhóm sản phẩm từ gỗ (gỗ mỹ nghệ)
  • Nhóm hàng mây tre đan
  • Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ
  • Nhóm hàng thêu
  1. Đặc điểm nhân sự ngành Thủ công mỹ nghệ
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Thủ công mỹ nghệ
  • Tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì

Để tạo ra một sản phẩm đẹp, hoàn hảo thì người làm ngành Thủ công mỹ nghệ phải thực sự kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được thiết kế nhằm đáp ứng công năng sử dụng thực tiễn và phần nhiều mang tính chất trang trí thẩm mỹ. Và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ được làm hoàn toàn bằng tay hoặc thông qua các vật liệu có sẵn để lắp ráp tạo thành sản phẩm. Bên cạnh đó, vì không có máy móc hỗ trợ, nên để làm ra một sản phẩm tốn khá nhiều thời gian. Do đó, nghề này chỉ dành cho những ai kiên trì, yêu thích những sản phẩm do mình làm ra.

  • Có khả năng sáng tạo cao

Sự sáng tạo luôn cần ở những người làm thủ công mỹ nghệ. Nếu không có khả năng sáng tạo họ sẽ không thể làm ra những sản phẩm độc đáo, chất lượng. Và lẽ dĩ nhiên, sản phẩm đó cũng sẽ không được đón nhận.

  • Có khả năng giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Cho nên bất cứ ngành nghề nào cũng cần giao tiếp. Vì ngành thủ công mỹ nghệ là ngành đặc thù cao, ban đầu nó chỉ xuất hiện ở các làng, xã, trao đổi với nhau. Tuy nhiên, ngày nay, hàng thủ công mỹ nghệ còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, để đưa ra sản phẩm ra thị trường, nhân sự làm trong ngành này cần phải có khả năng giao tiếp, trao đổi, thuyết phục đối tác, khách hàng.

    1. Môi trường làm việc của ngành Thủ công mỹ nghệ

Môi trường làm việc của ngành Thủ công mỹ nghệ rất linh động tùy vào từng vị trí công việc mà họ đảm nhận. Họ có thể mang đồ về nhà làm, có thể làm việc trực tiếp tại công xưởng, cửa hàng,… Đối với các vị trí cao hơn, họ làm việc trong văn phòng.

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Thủ công mỹ nghệ
  • Thợ thủ công mỹ nghệ
  • Nghệ nhân gốm sứ
  • Thợ mây tre đan
  • Thợ mộc
  • Nghệ nhân thêu
  • Quản lý phân xưởng mỹ nghệ
  • Kiểm soát chất lượng
  • Nhân viên bán hàng
  • Quản lý bán hàng
  • Nhân viên thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ
  • Chuyên viên phát triển thị trường
  • Nhân viên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ