“Dọc mùng” – Kiệt tác sơn mài của danh họa Nguyễn Gia Trí
- Tầm quan trọng của Nghệ nhân sơn mài
Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.
Thế kỷ thứ 18 ở Thăng Long (Hà Nội hiện nay) đã có phường Nam Ngư chuyên làm hàng sơn. Ban đầu sơn mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng, nâu. Dần dần do khoa học kỹ thuật phát triển, bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, tạo cho sản phẩm sơn mài đẹp lộng lẫy và sâu thẳm.
Ngày nay các mặt hàng sơn mài như tranh treo tường, lọ hoa, hộp đồ nữ trang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn cờ, bình phong… đã trở thành mặt hàng không thể thiếu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để làm ra những sản phẩm độc đáo đó, người nghệ nhân sơn mài có vai trò vô cùng quan trọng.
- Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Nghệ nhân sơn mài
Nhiệm vụ chung của Nghệ nhân sơn mài là lên ý tưởng và tiến hành các công đoạn, kỹ thuật để làm ra những sản phẩm bằng sơn mài.
- Công việc hàng ngày của Nghệ nhân sơn mài
- Phác họa ý tưởng cho bức tranh, vật dụng cần làm sơn mài
- Thực hiện bó hom vóc: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 400 – 500 năm.
- Trang trí: Khi có được tấm vóc (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc... sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
- Thực hiện mài và đánh bóng: Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà,...
- Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Nghệ nhân sơn mài
Ngày nay, nghề sơn mài đang bị mai một. Bởi đây là một nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo và phải là người có thẩm mỹ. Không những thế, các mặt hàng tiêu thụ ra thị trường khá chậm.
Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích đối với nghề truyền thống này, bạn hoàn toàn có thể làm nghề. Công việc của bạn giúp duy trì nghề và giới thiệu sản phẩm sơn mài, nét văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam ra ngoài thị trường quốc tế.