Mô tả vị trí Quản lý công xưởng hàng thủ công mỹ nghệ

  1. Tầm quan trọng của Quản lý công xưởng hàng thủ công mỹ nghệ

Quản lý công xưởng là vị trí công việc không thể thiếu trong xưởng sản xuất. Họ đều có vai trò quan trọng trong quản lý sản xuất và quản lý con người - có chức năng, trách nhiệm và quyền hạn nhất định đảm bảo mọi hoạt động trong xưởng đều được vận hành trơn tru và hiệu quả nhất.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Quản lý công xưởng hàng thủ công mỹ nghệ

Nhiệm vụ chung của Quản lý công xưởng hàng thủ công mỹ nghệ là chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được giao. Ngoài ra, họ phải tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao; đồng thời đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ,…; phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh về con người, công việc trong ca làm việc.

  1. Công việc hàng ngày của Quản lý công xưởng hàng thủ công mỹ nghệ
  • Đọc hiểu bản vẽ thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ
  • Phân bổ công việc và giám sát các khâu trong quy trình làm sản phẩm
  • Quản lý đội ngũ công nhân trực tiếp tại xưởng
  • Đào tạo thợ mới phục vụ theo yêu cầu công việc thực tế
  • Chịu trách nhiệm sản phẩm đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng
  • Quản lý, kiểm kê số lượng sản phẩm
  • Nghiên cứu các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chi phí sản xuất
  • Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc
  • Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp của công nhân, thợ nghề trong xưởng,…
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Quản lý công xưởng hàng thủ công mỹ nghệ

Đối với nghề Quản lý công xưởng hàng thủ công mỹ nghệ, bạn phải là người có hiểu biết về ngành thủ công mỹ nghệ mà mình phụ trách: gỗ, mây tre đan, thêu,… Bởi phải hiểu các kỹ thuật làm nghề, bạn mới có thể hướng dẫn cho thợ nghề mới hoặc nhận xét, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà thợ làm.

Ngoài ra, bạn phải có các kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, quản lý con người; giải quyết vấn đề, sắp xếp công việc theo tình huống phát sinh. Và bạn phải có khả năng thích ứng nhanh với môi trường, làm việc với áp lực, có trách nhiệm với công việc.