2. 5 nghề dự báo hot cho ngành công nghiệp 4.0

5 nghề dự báo hot cho ngành công nghiệp 4.0

 

Dưới đây là 5 nghề có triển vọng nhất trong ngành công nghiệp 4.0 và sẽ có sự thay đổi lớn trong những năm tới:

1. Nhà khoa học dữ liệu ngành công nghiệp:

Tờ tạp chí kinh doanh Harvard đã gọi đây là “nghề hấp dẫn nhất thế kỉ 21”. Hiện tại, đây là nghề được phát triển và gia tăng mạnh mẽ trong các công ty tiêu dùng và thương mại điện tử. Và giờ thì công việc đó cũng đang dần tiến bước vào thế giới công nghiệp “vạn vật kết nối” (IoT). Vai trò của nhà khoa học dữ liệu là trích xuất và chuẩn bị dữ liệu, tiến hành các phân tích, và áp dụng các phát hiện để cải tiến các sản phẩm hoặc quy trình sản xuất.

Các nhà khoa học dữ liệu ngành công nghiệp phải hiểu cả quá trình sản xuất cũng như hệ thống công nghệ thông tin và sở hữu những kĩ năng phân tích cốt lõi để phát hiện ra những sự tương quan và đưa ra các kết luận cuối cùng. Kĩ năng lập trình là một điều cần phải có, bao gồm cả khả năng sử dụng ngôn ngữ thống kê lập trình.

2. Nhân viên điều phối robot:

Những con robot bán tự hành, tự hành hoàn toàn hay thậm chí robot hình người đang được đưa vào khu vực chế tạo của các nhà máy. Vai trò của nhân viên điều phối robot là một nghề hoàn toàn mới, có nhiệm vụ quản lý robot tại khu chế tạo và đối phó với những sự cố và lỗi sai sót xảy ra với robot. Người điều phối sẽ thực hiện cả 2 nhiệm vụ bảo trì thông thường và khẩn cấp khi cần thiết.

3. Kiến trúc sư giải pháp CNTT/IoT

Hệ thống CNTT trong các công ty sản xuất ngày càng trở nên phức tạp hơn và quan trọng hơn, Để có thể quản lý lượng máy móc và sản phẩm đang ngày càng gia tăng, các kiến trúc sư giải pháp CNTT chịu trách nhiệm thiết kệ tổng thể hệ thống. Họ tham gia vào việc vạch ra những nhu cầu kinh doanh, yêu cầu của hệ thống và yêu cầu kí thuật. Cùng với các kiến trúc sư kĩ thuật khác, họ tạo ra các đặc điểm kỹ thuật, tích hợp các công nghệ, nền tảng và con người khác nhau.

Giống với nhà khoa học dữ liệu công nghiệp, kiến trúc sư giải pháp CNTT có nhiều kỹ năng, liên quan đến bí quyết kinh doanh và kinh nghiệm về CNTT với kỹ năng quản lý dữ liệu, ứng dụng và công nghệ.

4. Kĩ sư/ lập trình máy tính ngành công nghiệp

Giải pháp công nghệ thông tin được thiết kế bởi kiến trúc sư giải pháp CNTT, được các kĩ sư máy tính ngành công nghiệp đưa vào thực tiễn trong cuộc sống. Hai kĩ năng lập trình cần thiết cho những nghề trong ngành công nghiệp IoT đó là:

- Thứ nhất, lập trình viên cần có kinh nghiệm hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình cơ bản như Java, C++, hoặc Python.

- Thứ hai, anh ấy hoặc cô ấy có thể làm việc với các ứng dụng cụ thể như Matlab và Simulink cho những mô phỏng trong ngành công nghiệp.

5. Thiết kế UI/UX:

Một công việc khác cũng đang dần di cư từ thế giới người tiêu dùng tới thế giới ngành công nghiệp đó là nghề làm thiết kế UI/UX. Cả 2 chức năng của 2 công việc này đều đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong môi trường công nghiệp. Kiến thức cơ bản về thiết kế kiến trúc phần mềm công nghiệp và các mô hình lập trình hiện đại là điều cần thiết cho bất kì 1 nhà thiết kế UI/UX công nghiệp nào.

Nguồn: iot-analytics.com

 Bài viết thuộc chủ đề Xu hướng nghành nghề 4.0