Mô tả nghề Diễn viên múa

  1. Tầm quan trọng của Diễn viên múa

Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên.

Diễn viên múa dùng chính cơ thể của mình để làm sống dậy các nhân vật, thể hiện những cảm xúc, và tạo ra phong cách cho màn trình diễn. Trước khi tham gia một tiết mục múa, họ lập đi lập lại nhiều lần các động tác và bước nhảy được biên đạo. Mỗi ngày, họ dành một phần thời gian để luyện tập và tập dẻo cho cơ thể.

Diễn viên múa dựa và các kỹ thuật nhịp điệu và biên đạo chính xác. Họ rất mềm dẻo, biết cách điều hòa nhịp thở, đứng và di chuyển cơ thể. Trang phục thay đổi tùy theo tiết mục mà họ chuẩn bị. Diễn viên múa nam thường dùng áo may ô bó và nữ dùng áo chẽn. Đôi khi họ mặc các trang phục biểu diễn thật sự.

  1. Yêu cầu công việc đối với một diễn viên múa
  • Sức chịu đựng: việc luyện tập và các buổi duyệt chương trình đòi hỏi một thể trạng tốt và một tinh thần không chê vào đâu được.
  • Nghiêm khắc: cần có một cuộc sống lành mạnh; họ luôn phải rất cẩn thận với thực phẩm và cân nặng.
  • Sáng tạo: giống như một diễn viên, diễn viên múa phải thể hiện các cảm xúc, từ vui sướng đến đau khổ. Trong một vở ballet đương đại, người ta yêu cầu họ phải tham gia biên đạo thông qua các điệu bộ nhân vật.
  • Song ngữ: biết ít nhất một ngoại ngữ là một thế mạnh, thường là anh văn.
  1. Công việc hàng ngày của Diễn viên múa
  • Sáng tạo kịch bản múa
  • Luyện tập các bài múa để đi biểu diễn
  • Đi biểu diễn tại các sự kiện,…
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Diễn viên múa

Diễn viên múa thường biểu diễn nghệ thuật trong các nhà hát kịch, sân khấu, quán rượu, nhà biểu diễn và đài truyền hình. Họ tham gia các vở nhạc kịch hoặc các màn biểu đồng diễn.

Cơ hội nghề nghiệp là vô cùng rộng, bạn có thể làm việc tại những cơ quan, đoàn thể nghệ thuật, nhà hát, làm giảng viên tạo các trường đào tạo múa chuyên nghiệp bên cạnh công việc múa trên sân khấu…

Tuy nhiên, để theo nghề diễn viên múa, bạn cần một số tố chất:

  • Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm
  • Có khả năng trình diễn, biểu diễn
  • Khéo léo với các động tác vận động cơ thể
  • Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người
  • Có niềm đam mê nghệ thuật, văn hóa
  • Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật
  • Thích học môn âm nhạc

 Bài viết thuộc chủ đề 58. Nghệ thuật điện ảnh