Chuyển đổi số (Digital Transformation) - thuật ngữ được nhắc nhiều thời gian qua. Đặc biệt trong giai đoạn thích nghi với trạng thái bình thường mới sau Covid-19, chuyển đổi số càng được xem như một công cụ để các doanh nghiệp có thể sống sót qua khủng hoảng.
Một báo cáo của IDC thực hiện năm 2018 cho thấy, chuyển đổi số trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện. Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, tăng tốc sáng tạo...
Trước đó theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP tới năm 2021 được dự báo là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo. Còn công ty nghiên cứu McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%.
Chuyển dịch số đặt ra hai kịch bản cho các doanh nghiệp phải lựa chọn hoặc chết, hoặc phát triển vượt bậc nếu biết tận dụng lợi thế từ công nghệ. Thách thức này buộc các doanh nghiệp thật sự nghiêm túc đánh giá về câu chuyện chuyển đổi số. Chuyển đổi từ đâu và làm sao để chuyển đổi số thành công trong chính mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình? Đây cũng là nội dung trong tọa đàm E-Conference "Chuyển đổi số - từ cơn sốt đến thực tế" phát sóng lúc 10h ngày 18/6 trên VnExpress.
Các diễn giả tham gia chương trình, từ trái sang: ông Trần Huy Bảo Giang - Giám đốc chuyển đổi số FPT, ông Đoàn Văn Tuấn - HeyU và ông Bùi Thành Đô - nhà đồng sáng lập Thinkzone Ventures. Ảnh: Cao Tuấn |
Điều phối của buổi tọa đàm là Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân – Hội đồng tư vấn cải cách của Chính phủ (Ban IV). Ông sẽ cùng các khách mời bàn thảo nhiều vấn đề xoay quanh chuyển đổi số, từ định nghĩa cơ bản nhất đến bàn luận sâu hơn về con đường mà các doanh nghiệp Việt phải đi trong quá trình chuyển đổi số; những khó khăn mà họ có thể gặp và đồng thời những "trái ngọt" có thể hưởng nếu quyết tâm.
Từ FPT - tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với nhiều bộ sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ông Trần Huy Bảo Giang - Giám đốc chuyển đổi số của FPT, sẽ đưa ra những đánh giá chung về bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam, đồng thời có những tư vấn thiết thực rút ra từ thực tiễn chuyển đổi số tại chính tập đoàn cũng như các đối tác.
Ông Bùi Thành Đô - nhà đồng sáng lập Thinkzone Ventures cũng là diễn giả tại sự kiện. Thành lập năm 2019, ThinkZone là hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp với các hoạt động của ThinkZone Accelerator và ThinkZone Ventures. Trong đó, ThinkZone Accelerator là chương trình tăng tốc khởi nghiệp mang đến cho startup nguồn lực đầu tư và các gói hỗ trợ lớn, giúp startup tiết kiệm tới hàng tỷ đồng chi phí sales & marketing, văn phòng, tuyển dụng, công nghệ,...
Tham gia còn có ông Đoàn Văn Tuấn - Trường phòng Phân tích Startup HeyU. HeyU là ứng dụng giao hàng ngay lập tức được chỉ định cho các khu vực ngoại ô Hà Nội và TP HCM, kết nối các chủ cửa hàng (merchants) với người đi xe máy có sẵn (chủ hàng). Năm 2018 startup này huy động thành công 500.000 USD từ NextTech Group .
Tọa đàm "Chuyển đổi số - từ cơn sốt đến thực tế" nằm trong chuỗi tọa đàm trực tuyến do VnExpress tổ chức, trong khuôn khổ chương trình bình chọn Startup Việt 2020. Chương trình chính thức khởi động từ 22/5, "hâm nóng" cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Startup Việt 2020 mở đơn đăng ký từ nay đến 10/7. Dự kiến đầu tháng 2 diễn ra Gala Summit - Global Funding Camp kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt với 30 nhà đầu tư quốc tế. Hàng trình 6 tháng tới quy tụ các chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp danh tiếng nhằm cung cấp cho startup tham dự góc nhìn, chiến lược, chia sẻ kinh nghiệm để tăng trưởng mạnh trong thời đại "bình thường mới".
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của “thần tình yêu” thời đại số
Nhắc đến thần tình yêu, chúng ta đều nghĩ tới hình ảnh một cây cung và những mũi tên ái tình thần kỳ. Nhưng tỷ phú Andrey Andreev lại được ưu ái gọi với cái tên “thần tình yêu thời đại số” với ứng dụng hẹn hò online của mình.
Hành trình khẳng định thương hiệu của Sài Gòn Co.op
Có thể nói, Liên hiệp HTX Thương mại Tp.HCM (Saigon Co.op) là doanh nghiệp tiên phong đặt “viên gạch” đầu tiên cho thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam. Trải qua hơn 30 năm, không chỉ xây dựng, Saigon Co.op còn chinh phục thị trường bán lẻ một cách đầy thuyết phục và tự tin.
CEO Levi’s chia sẻ chiến lược kinh doanh hiệu quả cho thương hiệu mang tính biểu tượng
Chip Bergh tiếp quản vị trí CEO Levi Strauss & Co sau khi rời tập đoàn P&G. Dưới đây là chiến lược kinh doanh hiệu quả mà vị CEO này đã áp dụng để vực dậy một thương hiệu biểu tượng đang trên đà xuống dốc.
Nữ CEO quyền lực của hãng nước hoa Pháp tiết lộ: Thành công chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố
Không bao giờ từ bỏ ước mơ là yếu tố đầu tiên giúp bà Daniela Riccardi vượt qua mọi khó khăn.
4 bài học giá trị cho startup từ hồi ký Shoe Dog của cha đẻ giày Nike
Hồi ký Shoe Dog, tựa Việt: Gã nghiện giày, là một trong các cuốn sách bán chạy nhất thế giới năm 2016 và là tác phẩm với nhiều bài học giá trị dành cho startup, được đúc kết từ câu chuyện của chính cha đẻ thương hiệu giày Nike nổi tiếng – tỷ phú Phil Knight.
Cách chọn 'đồng đội' startup của giáo sư 8X
Trong hành trình về Việt Nam, Giáo sư Vũ Ngọc Tâm ưu tiên tìm kiếm các tài năng người Việt để cùng "chiến" ở sân chơi toàn cầu.
Startup có thể bán 'cuốc xẻng' cho ông lớn thương mại điện tử
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Tiki, Trần Ngọc Thái Sơn khuyên startup chọn con đường ngách, cung cấp giải pháp công nghệ tối ưu để chen chân vào thị trường thương mại điện tử.
Cơ hội tham gia cuộc thi đổi mới sáng tạo toàn cầu từ ý tưởng
Các ý tưởng, sản phẩm mẫu, thử nghiệm... dù chưa triển khai đều có thể tham gia cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu Hack4Growth, giải thưởng lên tới 10.000 USD.
Startup 'trà đá' bàn chuyện đưa Blockchain Việt ra thế giới
Từ ý tưởng bên ly trà đá, Trương Hồng Thi và cộng sự sáng tạo nên nền tảng Icetea, xây dựng các ứng dụng thân thiện với người dùng từ blockchain.
Hai đại diện startup vào Top gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu
Lê Anh Tiến - CEO Chatbot Việt Nam và Phạm Khánh Linh - CEO Logivan là hai đại diện cộng đồng startup vừa nhận tuyên dương gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019.
Startup huấn luyện kỹ năng sinh tồn online mùa dịch
Chuyên gia KNST Corp hướng dẫn nhiều kiến thức sinh tồn trên kênh trực tuyến, giúp mọi người biết xử lý trong tình huống nguy cấp.
Startup 'thắt lưng buộc bụng' trong Covid-19
Sụt giảm doanh thu, dòng tiền về chậm, lãnh đạo G.A.P không nhận lương trong 3 tháng liên tiếp, nhân viên nhận 70%, công ty cho thuê lại một nửa mặt bằng văn phòng.
Cozrum - startup khách sạn công nghệ tăng tốc mở rộng hậu Covid-19
Bằng cách ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi khách sạn, Cozrum tối ưu hóa chi phí vận hành, mang lại dịch vụ chuyên nghiệp cho khách lưu trú.
Doanh nghiệp lựa chọn kịch bản ra sao trong chuyển đổi số
Doanh nghiệp có thể phát triển vượt bậc khi tận dụng công nghệ trong vận hành, tăng năng suất ngược lại sẽ chết trong bối cảnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu
Viet Solutions có gì hấp dẫn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Cuộc thi nhằm tìm kiếm các sản phẩm hoặc giải pháp công nghệ sáng tạo có khả năng ứng dụng vào các ngành, lĩnh vực xã hội.
Từ Covid-19 đến cơ hội trăm năm cho “cú huých số” với Việt Nam
Đại dịch Covid-19 là một thảm họa với tất cả các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, nhìn ở góc độ tích cực, nó lại có thể đem đến cơ hội trăm năm cho một “cú huých số” với nền kinh tế Việt Nam.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập mới
Trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp việc kê khai vốn điều lệ thường không chính xác. Bởi cách hiểu về vốn điều lệ chưa thực sự chính xác, đồng thời doanh nghiệp thường xem nhẹ việc kê khai trung thực vốn điều lệ. Bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích để bạn đọc hiểu hơn về vốn điều lệ.
5 KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG KHI KHỞI NGHIỆP ÍT VỐN
Trong thực tế, hiện nay có những doanh nghiệp startup với số vốn hàng triệu đô la,nhưng bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp bị phá sản, "cháy" hàng triệu đô la và sau đó đóng cửa vĩnh viễn. Nếu ý tưởng của kế hoạch kinh doanh của bạn là sai ngay từ đầu, không phải là có tiền mới có thể biến nó thành mô hình kinh doanh hiệu quả. Nhưng nếu bạn có một ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời nhưng quá ít tiền, tại sao? Đừng để điều này ngăn cản bạn !
Muốn khởi nghiệp? Hãy dành 5 phút đọc bài viết này.
Một số chia sẻ của Ts. Lê Thẩm Dương dành cho những người đã, đang và sẽ khởi nghiệp
Gợi ý cho bạn 10 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh năm 2020
Khi bắt đầu một doanh nghiệp mới, bạn cần những ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tốt nhất để đảm bảo thành công.
Ứng dụng tìm việc cho nhân sự ngành xây dựng
Phiên bản Webuild đầu tiên có hàng nghìn người dùng sau một tuần ra mắt đã tiếp lực cho Ngô Văn Quân và cộng sự liên tục nâng cấp tính năng, kết nối gần 5.000 việc làm.
Carback - ý tưởng khởi nghiệp từ những cuốc xe trống
Startup Carback tiến chân vào thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam với ý tưởng tận dụng các chuyến xe trống chiều về để giảm giá thành cho người dùng.
Shark Trương Lý Hoàng Phi nói về khó khăn lớn nhất của startup Việt!
"Nhà sáng lập phải luôn thành thật với bản thân về điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp cũng như có đủ can đảm để thay đổi những điểm yếu "cốt tử" giúp doanh nghiệp vươn lên. Nhưng, phải thừa nhận rằng, thành thật với bản thân và quyết tâm hiệu chỉnh đều không dễ dàng", CEO VinTech Trương Lý Hoàng Phi chia sẻ.
Cắt giảm chi tiêu thật mạnh tay gần như là một điều bắt buộc để các startup Việt có thể ‘chèo chống’ qua mùa bão này, theo ông Eddie Thái - Giám đốc Quỹ đầu tư 500 Startups Vietnam, tuy nhiên trước đó các startup phải tính toán đường băng tối thiểu 18 tháng (chuẩn bị cho trong và sau dịch), cuối cùng là nhìn vào lợi nhuận cận biên.