Ngô Bảo Châu sinh vào ngày 28 tháng 06 năm 1972, anh sinh ở tại Hà Nội. Ngô Bảo Châu là con trai duy nhất của một gia đình khoa học “nòi”. Cha anh là Giáo sư, TSKH ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn (Viện Cơ học). Mẹ của anh là PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền, làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Thời niên thiếu, anh là học sinh của Trường Tiểu học Thực nghiệm, của Trường THCS Trưng Vương, và sau đó anh đã được học ở tại Khối chuyên Toán thuộc về Khoa Toán – Cơ – Tin học, của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (trường cũ), nay chính là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Anh cũng đã hai lần đoạt được huy chương vàng giải Olympic Toán học Quốc tế ở tại Australia vào năm 1988 và của Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1989. Anh trở thành người Việt Nam đầu tiên đã giành được 2 huy chương vàng của Olympic Toán học Quốc tế.
Anh đã từng là sinh viên của Trường Đại học Paris XI (Université Pierre et Marie Curie) và của Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris. Sau đó, anh là sinh viên cao học và là nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Paris XI dưới hướng dẫn của chính Giáo sư Gérard Laumon. Ngô Bảo Châu đã bảo vệ xong Luận án tiến sĩ vào năm 1997.
Tư chất thông minh, sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm khoa học, lại được đào tạo và làm việc tại những môi trường khoa học đỉnh cao ở nhiều đại học, viện nghiên cứu danh tiếng hàng đầu thế giới, Ngô Bảo Châu đã sớm đạt được những thành tựu lớn trong toán học, được giới toán học thế giới ngưỡng mộ.
Năm 2004, GS. Ngô Bảo Châu cùng với Gérard Laumon được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay - một trong những giải thưởng danh giá nhất về toán học trên thế giới vì đã chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita.
Tháng 11/2004, Ngô Bảo Châu được phong Giáo sư tại Đại học Paris. Năm 2005, anh được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước phong đặc cách Giáo sư và trở thành người trẻ nhất được phong Giáo sư tại Việt Nam.
Năm 2006, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha).
Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Chương trình Langland là một chương trình toán học đồ sộ nhằm thống nhất hình học và số học. Bổ đề cơ bản là cơ sở cho việc xây dựng một lý thuyết toán học theo chương trình Langland. Với việc chứng minh Bổ đề cơ bản, có thể nói Ngô Bảo Châu đã đưa chương trình Langland bước sang một trang mới. Trước Ngô Bảo Châu, Bổ đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà không có ai chứng minh được.
Công trình của anh đã được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là “một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009”. Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L"IHÉS do NXB Springer phát hành.
Ngô Bảo Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu (2007) và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (2008).
Năm 2010, Ngô Bảo Châu vinh dự nhận giải thưởng Fields tại Đại hội Toán học thế giới ICM tổ chức tại Ấn Độ. Đây được coi như giải thưởng Nobel trong Toán học, chỉ được trao cho những thiên tài toán học phát lộ sớm và có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong ngành.
Để đi đến thành công; GS Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Khi làm tiến sĩ bản thân tôi may mắn được gặp được thầy rất là giỏi, dạy cho tôi cách tiếp cận cách học khác đi. Tiếp cận theo kiểu không phải đi từ định nghĩa, chứng minh và đến bài tập mà ta phải học ngược lại, đi từ giải quyết vấn đề trước, sau đó ta mới tìm hiểu những khái niệm mà nó giúp ích được ta hiểu được những vấn đề đó. Ngay cái khái niệm đó, chúng ta không phải nhất thiết phải tìm hiểu ngay lập tức mà chúng ta cần phải khoanh vùng nó thành những vùng đen khái niệm.
Khi chúng ta đã có những hộp đen này rồi thì chúng ta thao tác, suy nghĩ sử dụng những hộp đen đó giải quyết những câu hỏi của chúng ta. Khi đã thành thạo, hiểu những khái niệm đó là gì phản ánh được suy nghĩ gì của chúng ta thì chúng ta mới tìm hiểu được những định nghĩa, định lý, chứng minh hình thức và cái đó mới là cần thiết, cái đó là niềm tảng để kiến thức chúng ta vững chắc hơn…”.