Nhà báo Joseph Pulitzer

  1. Thời thơ ấu của nhà báo Joseph Pulitzer

Joseph Pulitzer (10/ 04/ 1847 – 29/10/1911) sinh tại thị trấn Makó ở Hungary trong gia đình thương gia bánh mì giàu có và mộ đạo gốc Do Thái. Mẹ ông là người Đức theo Công giáo và cũng rất mộ đạo. Khi Joseph còn nhỏ, gia đình họ đã chuyển đến Budapest, nơi cậu bé đã được gửi vào học trong một trường tư.

Cha của Joseph Pulitzer là một doanh nhân Hungary sừng sỏ và được kính trọng, do năng động và luôn “chơi đẹp” với đồng nghiệp và đồng bào. Những phẩm chất ấy được di truyền lại cho các con, đặc biệt là Pulitzer.

Năm 17 tuổi, Pulitzer đã đầu quân ở lần lượt ba quốc gia: Áo, Anh và Pháp. Tuy nhiên, vì thị lực và sức khỏe kém nên anh đã không thực hiện được ước mơ làm người lính của mình. Pulitzer đã quyết định đầu quân cho quân đội Mỹ và đã gia Trung đoàn Kị binh số 1 của New York. Tuy nhiên, tới năm 1865, nội chiến ở Hoa Kỳ chấm dứt, Pulitzer phải ra quân.

  1. Sự nghiệp của nhà báo Joseph Pulitzer

Từ một người lao động chân tay đến người nổi tiếng trong ngành báo chí

Sau khi ra quân, không biết làm gì, ông sống cuộc sống khốn khổ của người nhập cư tại Mỹ. Tuy ông thông thạo tiếng Đức và tiếng Pháp nhưng lại kém tiếng Anh khiến cho Pulitzer không thể tìm được công việc tử tế. Ông phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều công việc như dọn rác, làm bồi bàn, giữ ngựa…

Vận may mỉm cười với Pulitzer khi trong một lần tình cờ đọc sách tại thư viện, ông đã mách nước cho một ván cờ vua. Hai đấu thủ nghe lời khuyên của ông lúc đó lại là biên tập viên của báo Westliche Post in bằng tiếng Đức. Đánh giá cao sự sáng dạ của Pulitzer, họ mời ông tới tòa soạn cộng tác.

Tài năng và chăm chỉ làm việc 16 giờ/ngày đã khiến cho công việc làm báo của Pulitzer đạt được nhiều thành công. Năm 1872, ở tuổi 25, Pulitzer đã mua một phần trong Westliche với giá 3.000 USD và trở thành đồng sở hữu tờ Westliche Post.

Năm 1878 Pulitzer mua tờ báo St. Pouis Post-Dispatch.

Năm 1883, Pulitzer mua tờ New York World đang bên bờ vực phá sản. Năm 1887, ông tuyển dụng các nhà báo điều tra nổi tiếng. Dưới sự lãnh đạo của ông, số lượng phát hành của báo không ngừng gia tăng, chỉ sau 10 năm trở thành một trong những cơ quan báo chí hàng đầu của nước Mỹ thời đó với lượng phát hành lên tới 600 nghìn bản. Để độc giả mua tờ báo của mình, Pulitzer thường xuyên tung ra những phóng sự điều tra táo bạo, hấp dẫn với những lời bình luận ấn tượng. Ông viết về nạn tham nhũng, ăn hối lộ, những trò trốn thuế…

Phương châm hành xử nghề báo của Pulitzer

Trước đó, ông đã đọc cho thư ký chép lại câu mà ông coi là phương châm hành xử trong nghề làm báo: “Chỉ có ý thức trách nhiệm chân thành nhất mới cứu được nghề báo khỏi rơi vào vị thế nô lệ trước giai cấp hữu sản, giai cấp luôn theo đuổi những mục tiêu ích kỷ và hoạt động chống lại lợi ích của xã hội”.

Giải báo chí Pulitzer

Năm 1892, ông tặng Đại học Tổng hợp Columbia một số tiền khủng (không tiết lộ), đề nghị Trường lập một khoa đào tạo báo chí. Hiệu trưởng bấy giờ không nhận. Năm 1902, hiệu trưởng kế tiếp chấp nhận. Năm 1904, Pulitzer và Đại học Columbia ghi nhận việc trường sẽ trao giải thưởng báo chí thường niên mang tên ông, ngoài chuyện lập viện báo chí.

Tiếp đó, Pulitzer dành cho trường Columbia 2.000.000 USD trong di chúc của mình. Song mãi năm 1912, khi Joseph Pulitzer đã tạ thế, viện báo chí Pulitzer mới ra đời trong Đại học Columbia. Không lâu, viện thứ hai tương tự được mở ở đại học tổng hợp bang Missouri. Đó là hai trường báo chí đầu tiên trên thế giới. Hôm nay, chúng vẫn thuộc nhóm đại học báo chí lẫy lừng nhất toàn cầu.

Từ năm 1917, giải báo chí Pulitzer được Đại học Columbia trao tặng theo ý nguyện của nhà báo ở nhóm đỉnh vài tên tuổi chói lọi nhất trong lịch sử báo chí thế giới. Theo thời gian, giải dành tặng những thành tựu xuất sắc nhất năm qua của không những báo chí, mà cả văn chương và âm nhạc - Người được tôn vinh, ngoài vài biệt lệ, chỉ là người Hoa Kỳ. Hiện nay, báo chí - được xem xét sâu hơn và vào nhiều thể loại mới.

Giải Pulitzer là một trong bốn giải thưởng được biết đến nhiều nhất và trân trọng nhất toàn cầu. Nhìn tổng thể, giải Pulitzer gắn với chính trị quyền lực hơn các giải “bè bạn” khác, kể cả trong văn học, như Goncourt của Pháp, Booker Prise của Anh hay Nobel của Thụy Điển.

Có thể thấy, Pulitzer vĩnh viễn đứng lại sừng sững trong báo chí, văn hóa và lịch sử thế giới, như một tượng đài của bao dung và hòa hợp. Ông là một người bác bỏ quyết liệt và hùng hồn kỳ thị chủng tộc.

 Khóa học Người nổi tiếng liên quan