Nhà sáng lập Apple Steve Jobs

  1. Thời thơ ấu và nền giáo dục của nhà sáng lập Apple Steve Jobs

Steven Paul Jobs sinh ra tại thành phố San Francisco, tiểu bang California, Hoa Kỳ, với cha và mẹ ruột là Abdulfattah Jandali và Joanne Schieble. Ông được nhận nuôi bởi cặp vợ chồng người Mỹ là Paul Reinhold Jobs (1922–1993) và Clara Jobs (1924–1986).

Jobs theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, tiểu bang California. Sau giờ học, ông thường đến công ty Hewlett-Packard tại Palo Alto, California. Jobs nhanh chóng được thuê và làm việc cùng Steve Wozniak trong vai trò là những nhân viên thời vụ mùa hè.

Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh học tại Reed College, một trong số 10 trường cao đẳng hàng đầu của Hoa Kỳ ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon và bỏ học sau chỉ một học kì bán niên (semester) vì học phí đại học tư quá cao. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed.

Mùa thu năm 1974, Jobs quay trở lại California và bắt đầu tham dự các buổi gặp mặt của câu lạc bộ Homebrewe Computer cùng với Wozniak. Ông làm kĩ sư cho hãng Atari, một nhà sản xuất trò chơi điện tử, đồng thời tích góp tiền bạc cho chuyến đi hành hương tại Ấn Độ và một thời gian sau đó ông trở về như một tín đồ Phật Giáo và đó là một quá trình khai sáng tâm hồn.

  1. Sự nghiệp của nhà sáng lập Apple Steve Jobs

Sự nghiệp

Năm 1976, khi 21 tuổi, Jobs cùng với Wozniak khi đó 26 tuổi cùng sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple.

Năm 1980 Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ hai người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu.

Năm 1983, do có mâu thuẫn về vấn đề điều hành hướng đi của Apple, ông đã rời công ty.

Trong cùng thời điểm, Jobs thành lập nên một công ty khác mang tên NeXT Computer.

Năm 1986, Steve Jobs mua hãng phim đồ họa Lucasfilm, sau đổi tên hãng thành Pixar (sau là Pixar Studios). Pixar sản xuất những bộ phim rất thành công biến Jobs trở thành tỷ phú.

Năm 1996, Apple mua lại NeXT, đưa Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập.

Tháng 8 năm 2011, Jobs rút khỏi chức Tổng giám đốc điều hành của Apple, nhưng vẫn hoạt động tại công ty trên danh phận chủ tịch hội đồng quản trị.

Cả cuộc đời của Steve Job là chuỗi làm việc, nỗ lực và sáng tạo không ngừng, là một hình tượng truyền động lực cho thế hệ trẻ toàn cầu.

Giải thưởng và thành tích

Ông được Tổng thống Ronald Reagan trao tặng Huân chương Quốc gia về Công nghệ vào năm 1984 cùng với Steve Wozniak (nằm trong số những người đầu tiên từng nhận được vinh dự này), và một Giải thưởng Jefferson cho Dịch vụ công ở hạng mục “Dịch vụ công tuyệt vời nhất do một cá nhân 35 năm tuổi trở xuống” (hay còn gọi là giải thưởng Samuel S. Beard) vào năm 1987.

Ngày 27 tháng 11 năm 2007, Jobs được tạp chí Fortune mệnh danh là người có quyền lực nhất trong giới kinh doanh.

Ngày 5 tháng 12 năm 2007, Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger và Đệ nhất phu nhân Maria Shriver đưa nhân vật Jobs vào California Hall of Fame, tọa lạc tại Bảo tàng California về Lịch sử, Phụ nữ và Nghệ thuật.

Tháng 8 năm 2009, Jobs được bầu là doanh nhân được giới trẻ ngưỡng mộ nhiều nhất theo một cuộc khảo sát của tổ chức thanh thiếu niên phi lợi nhuận Junior Achievement.

Ngày 5 tháng 11 năm 2009, tạp chí Fortune mệnh danh Jobs là tổng giám đốc điều hành của thập kỷ.

Tháng 11 năm 2009, Jobs được xếp hạng thứ 57 tronng danh sách những người quyền lực nhất thế giới của công ty truyền thông và xuất bản Forbes.

Tháng 12 năm 2010, thời báo tài chính Financial Times gọi Jobs là nhân vật tiêu biểu của thời báo này trong năm 2010, phần cuối của bài luận đề cập đến trích dẫn trong tự truyện của John Sculley - cựu giám đốc điều hành PepsiCo, người từng điều hành Apple - như sau: “Apple được dự định sẽ trở thành một công ty sản phẩm tiêu dùng tuyệt vời. Đây quả là một kế hoạch điên cuồng. Công nghệ cao không thể được thiết kế và bán như một sản phẩm tiêu dùng”. Bài báo kết luận rằng làm thế nào Sculley có thể sai lầm đến vậy.

  1. Những câu nói truyền cảm hứng

Steve Jobs đã tóm lại nguyên tắc sống trong một buổi nói chuyện tại Trường Standford năm 2005 với chủ đề “Hãy sống như thế nào trước khi bạn ra đi?”. Ông ấy nói: “Bạn đã tìm thấy được điều gì bạn thực sự yêu thích. Và đó đã thực sự là công việc của bạn hay bởi vì bạn làm những điều đó cho những người bạn yêu thương. Công việc của bạn sẽ lấp đi một phần lớn cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để cảm thấy hài lòng là làm những gì bạn tin là đó là một công việc vĩ đại. Và cách duy nhất để làm một công việc vĩ đại là bạn phải yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy điều đó, hãy kiếm tìm. Đừng bỏ cuộc. Bằng tất cả trái tim, bạn sẽ biết khi nào bạn tìm thấy. Và giống như bất kỳ mối quan hệ tuyệt vời nào, nó sẽ tốt đẹp dần theo năm tháng. Vì thế, hãy luôn kiếm tìm. Đừng bỏ cuộc”.

Rất nhiều câu nói của ông đã truyền cảm hứng tới hàng triệu người trên khắp thế giới:

  • Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ với nhau. Khi bạn hỏi những người sáng tạo làm thế nào để làm nên một sản phẩm, họ sẽ cảm thấy ngượng ngùng một chút vì thực ra họ không làm gì cả. Những gì họ làm dần sáng tỏ theo thời gian và đến như một điều tự nhiên.
  • Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình.
  • Đôi lúc bạn phạm sai lầm khi đang đổi mới. Tốt nhất là hãy nhanh chóng chấp nhận nó và tiếp tục cải thiện các đổi mới khác của mình.
  • Đổi mới là điều tạo ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và kẻ phục tùng.
  • Anh không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và rồi cố đem nó cho họ. Tới lúc anh hoàn thiện nó, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi.
  • Đơn giản có thể khó khăn hơn là phức tạp: Bạn phải nỗ lực thật nhiều trong việc giữ suy nghĩ gọn gàng để đạt được tới sự đơn giản. Nhưng cuối cùng nỗ lực đó đáng giá bởi một khi bạn tới được đó, bạn có thể di chuyển được cả những ngọn núi.
  • Tôi không quan tâm tới việc trở thành người giàu có nhất trong nghĩa địa... Nói rằng chúng ta đã làm điều gì đó tuyệt vời trước khi đi ngủ vào mỗi buổi tối... đó mới là điều quan trọng đối với tôi.
  • Vấn đề không phải là tiền bạc. Vấn đề nằm ở bài học làm người, cách bạn làm nhà lãnh đạo và những gì mà bạn thu nhận được.
  • Những điều tuyệt vời trong kinh doanh không bao giờ được thực hiện bởi một người, chúng đến từ cả một tập thể.

 Khóa học Người nổi tiếng liên quan