Cha đẻ của ngành quảng cáo David Ogilvy

  1. Vài nét về tiểu sử của “Cha đẻ ngành quảng cáo” David Ogilvy

David Ogilvy (1911 – 1999) - là người gốc Scotland. Ông là con út, con thứ năm trong gia đình. Ngay từ nhỏ, David đã quan tâm đến vấn đề thu nhập. Nhưng cha mẹ tin rằng chàng trai trẻ cần phải học. David Ogilvy không có trình độ học vấn cao hơn.

Năm 1984, khi trả lời câu hỏi của cháu trai nhỏ về nhu cầu học tập tại trường đại học, ông đã trích dẫn một số quan điểm khác nhau, cho chàng trai trẻ quyền lựa chọn. Xã hội cần các nhà lãnh đạo - ông tin tưởng và lập luận rằng một sự nghiệp thành công có thể được thực hiện mà không cần lấy bằng tốt nghiệp. Ông đi đến kết luận này, đã học được một chút ở Edinburgh và Oxford, nhưng sớm bắt đầu làm việc và từ bỏ ý tưởng học tập. Ông kiếm sống bằng nghề cán sự xã hội ở thành phố Ediburgh, trở thành một đầu bếp tập sự ở Paris và đi bán dạo bếp Aga. Cũng nhờ kinh nghiệm đi bán lò nấu này mà David Ogilvy đã tự soạn cho mình một cuốn cẩm nang về nghệ thuật chào hàng tận nhà.

  1. Sự nghiệp của “Cha đẻ ngành quảng cáo” David Ogilvy

Từ người lao động chân tay trở thành “ông tổ” của ngành quảng cáo hiện đại

Năm 1936, người anh lớn của ông là Francis đã kiếm cho ông được một việc làm tập sự với công ty quảng cáo Maher & Crowley tại London, Anh Quốc. Chẳng bao lâu, ông thuyết phục được công ty gửi mình sang Hoa Kỳ một năm để tìm hiểu kỹ nghệ quảng cáo tại đây. Đến Mỹ, ông xin vào làm việc cho công ty thăm dò dư luận George Gallup năm 1939. Trong 3 năm sau đó, ông đi lại giữa Hoa Kỳ và Âu Châu để làm việc cho các khách hàng công ty Gallup ở thủ đô điện ảnh Hollywood. Sau đó, trong thời đệ nhị thế chiến, ông phục vụ trong ngành tình báo Anh Quốc. Chiến tranh kết thúc ông về số bằng nghề trồng thuốc lá tại tiểu bang Pennsylvania, ở cùng với người Amish có lối sống đạm bạc và không dùng đến những phương tiện tân tiến của thời đại.

Làm nghề nông thất bại, lúc này đã có vợ và một con, ông quay trở về với nghề nghiệp ban đầu là ngành quảng cáo. Mãi đến năm 1952, công ty của ông mới khá lên được nhờ vào chiến dịch quảng cáo mang tên “Người đàn ông trong chiếc áo sơ mi Hathaway”.

David Ogilvy đã để lại những lời khuyên rất giản dị nhưng cũng rất xác đáng như “Không bao giờ đăng quảng cáo nào mà bạn không muốn gia đình mình biết đến”. Hay là “Người ta không mua loại bột giặt mới chỉ vì hãng chế tạo nói chuyện giễu trên truyền hình tối hôm trước. Họ mua vì được hứa hẹn một món lợi nào đó”. Ông cũng ra lệnh cho những người viết quảng cáo trong công ty là không được dùng quá 12 chữ trong 1 câu, không để dấu chấm vào cuối hàng tít mở đầu.

David Ogilvy được cả thế giới biết đến khi vào năm 1963 ông tung ra thị trường cuốn sách “Lời thú tội của một tay quảng cáo”. Cuốn này bán được 1 triệu ấn bản và đã được dịch sang 14 thứ tiếng. Sau đó ông cũng viết thêm 2 cuốn sách khác là “Blood, Brain & Beer” (năm 1978) cùng là “Ogilvy bàn về quảng cáo” (năm 1983).

Công ty ông David Ogilvy xây dựng với số vốn vay khoảng 45,000 mỹ kim vào năm 1948 nay đã trở thành một trong 10 công ty quảng cáo lớn nhất thế giới với gần 10,000 nhân viên tại 377 văn phòng ở 97 quốc gia với số thu nhập hằng năm lên đến 8.8 tỉ mỹ kim.

Câu chuyện nổi tiếng của David Ogilvy về sức mạnh của quảng cáo

David Ogilvy từng kể một câu chuyện rất nổi tiếng. Chuyện về một người viết lời quảng cáo (copywriter) đi làm mỗi ngày, ngang qua một người ăn xin mù nơi góc phố. Trên cổ người ăn xin treo một tấm biển: “Tôi bị mù. Làm ơn giúp đỡ”.

Người qua đường hầu như không ai quan tâm gì đến người ăn xin mù. Cho đến một ngày, khi nhà quảng cáo quyết định dừng lại, lấy bút dạ ra và viết thêm vào tấm biển của người ăn xin mấy chữ nữa. Thế là những đồng xu liên tục được ném xuống. Người ăn xin rất hạnh phúc, không hiểu chuyện gì đã diễn ra, và chờ đến khi nhà quảng cáo quay trở lại vào buổi chiều. Ông hỏi nhà quảng cáo đã viết gì lên tấm biển của mình.

Nhà quảng cáo, người được hậu thế cho rằng đó chính là David Ogilvy huyền thoại, chỉ viết thêm: “Đang là mùa xuân”. Tấm biển được sửa thành: “Đang là mùa xuân, mà tôi lại mù. Làm ơn giúp đỡ”.

Câu chuyện về sau có nhiều dị bản, trong đó có một dị bản nổi tiếng là nhà quảng cáo đã viết lại hoàn toàn tấm biển, thành: “Hôm nay là một ngày đẹp trời, nhưng tôi không thể nhìn thấy nó”. Cũng rất hay. Nhưng bản gốc của Ogilvy, khi chỉ thêm vào mấy chữ “It’s spring” – “Đang là mùa xuân” vào tấm biển cũ, ý nghĩa hơn.

  1. Bảy lời khuyên của David Ogilvy dành cho người muốn làm quảng cáo
  • Hãy luôn thử nghiệm, càng thử nghiệm nhiều hiệu quả tiếp thị sẽ càng được cải thiện
  • Đừng bao giờ sáng tạo ra một thông điệp mà chính bạn cũng không muốn người thân của mình đọc được
  • Hãy giao tiếp với khách hàng bằng chính ngôn ngữ của họ, đó là con đường duy nhất đưa bạn đến thành công
  • Hãy coi khách hàng như cô vợ đỏng đảnh của bạn
  • Cái gì không bán được nghĩa là chưa đủ sáng tạo
  • Thương hiệu, giống như tính cách và bản sắc của mỗi người, sẽ được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau
  • Phần lớn những quảng cáo lộn xộn đều do những gã phê bình mà ra. Đó là những kẻ chỉ biết chỉ trích mà không thể tạo ra một quảng cáo cho tử tế. Mà tốt nhất, đừng để cho họ có quyền làm việc đó.

 Bài viết thuộc chủ đề Người nổi tiếng