Nguyễn Đức Tài sinh ngày 30/05/1969, tại Nam Định, sống tại TP. Hồ Chí Minh
Trình độ học vấn
Từ thất bại ê chề đến “ông lớn” của thế giới di động
Nguyễn Đức Tài đã từng đỗ cử nhân ngành Tài chính kế toán tại trường đại học kinh tế Tp. HCM. Sau đó, ông từ Pháp trở về với tấm bằng thạc sĩ ngành tài chính năm 1995 và được một tập đoàn Thụy Sĩ mời làm việc với vị trí giám đốc tài chính. Tuy nhiên, sau tám năm gắn bó tại công ty, ông quyết định từ bỏ và tự mình lập nghiệp. Mới đầu, do bản tính kiêu căng và chủ quan của ông, khi ông thấy mình được học hành bài bản lại có khá nhiều kinh nghiệp nên ông tự đầu tư và không muốn cùng hợp tác với ai. Chính điều này đã khiến ông thất bại ê chề và một lần nữa ông lại đi làm thuê cho người ta.
Ông tìm đến một công ty điện thoại để học hỏi thêm. Ông làm trong bộ phận hoạch định chiến lược, ông có cơ hội nắm được nhiều kinh nghiệp từ chốn thương trường khốc liệt và tiếp cận được nhiều thông tin trong lĩnh vực điện thoại di động. Sau đó, ông trở lại quyết tâm làm lại một lần nữa nhưng lần này ông và nhóm bạn của mình vạch ra dự án kết hợp giữa trang web trực tuyến với một hệ thống bán lẻ điện thoại di động. Họ mở đến ba cửa hàng, số lượng người truy cập trang web tăng vùn vụt, khách hàng đến các cửa hàng xem nhưng không mua. Khi hỏi ra mới biết khách hàng thấy trang web rất thu hút nhưng các cửa hàng lại quá bèo nên khách hàng không tin. Họ lại bắt đầu làm lại một lần nữa, lần này họ chỉ mở 1 cửa hàng nhưng rất hoành tráng và có diện tích lớn, số lượng sản phẩm cũng nhiều hơn và cách phục vụ thay đổi hoàn toàn. Từ đó, thế giới di động trở thành cửa hàng mà ai cũng biết trên toàn quốc đến ngày nay.
Vũ khí bí mật giúp Thế giới di động thành công
Giá trị đúng đầu tiên để TGDĐ bứt tốc trong một cuộc đua marathon gồm nhiều đối thủ sừng sỏ, chính là việc kết hợp nhuần nhuyễn vũ khí thông tin và lời giải Internet. Đây là điểm khác biệt để ông chủ TGDĐ lúc bây giờ không phải lo lắng quá nhiều về các đối thủ cạnh tranh.
Giải pháp được ông Tài lựa chọn là thẻ kỹ thuật số ghi giá tập trung cập nhật hai lần một ngày và liên kết với trang web. Khách hàng sẽ nhập số điện thoại của mình vào, và trong khoảng thời gian sớm nhất nhân viên của TGDĐ sẽ gọi điện, viết đơn hàng, chuyển giao cho nhân viên giao hàng và thu tiền mặt về. Một website với vài thao tác đơn giản này đã mang về cho hệ thống khoảng 1 triệu USD mỗi tháng.
Đó cũng là cơ sở đầu tiên để TGDĐ đạt được mức tăng trưởng doanh thu khoảng 200% trong những năm đầu tiên triển khai. Mức doanh thu này còn được duy trì ổn định nhờ vào khả năng quản lý chặt chẽ, cũng là tiền đề để TGDĐ đưa ra những kế hoạch đột phá tiếp theo.
Năm 2014, TGDĐ có bước chuyển mình quan trọng khi IPO với một hồ sơ sạch sẽ và mức tăng trưởng đáng mơ ước. Đây là cơ sở để giá cổ phiếu của TGDĐ luôn ở mức cao và duy trì đà tăng, nâng giá trị tài sản của CEO Nguyễn Đức Tài dần qua từng năm và lọt danh sách những người giàu trên sàn chứng khoán.
Nhưng giá trị cốt lõi của TGDĐ không nằm ở mức giá cổ phiếu, mà chính là văn hóa quản trị khác biệt. Trong một cuộc chia sẻ, doanh nhân này đưa ra mô hình quản trị nhân sự theo hình thái kim tự tháp ngược, gây bất ngờ cho nhiều người. Chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm và xóa nhòa ranh giới trong mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên đã đem lại thành công cho TGDĐ.
Ông Tài chia sẻ, nhân viên được đặt ở vị trí thứ hai, chỉ sau khách hàng và cao hơn cả cổ đông – những ông chủ thực sự của doanh nghiệp, hay đối tác, bạn hàng. Nếu có mâu thuẫn lợi ích giữa nhân viên, TGDĐ sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho nhân viên, như cách họ giữ chính sách ESOP (cổ phiếu thưởng cho nhân viên) cao, dù từng gây tranh cãi với cổ đông.