Nhà giáo dục Maria Montessori

  1. Thời thơ ấu và nền giáo dục của Maria Montessori

Montessori sinh ra vào ngày 31 tháng 8 năm 1870 trong một gia đình trung lưu ở Ancona, Italy. Bà là con một trong gia đình. Bố của bà tên là Alessandro Montessori; ông là một sĩ quan quân đội bảo thủ. Trái lại, mẹ của bà, Renidle Montessori là một phụ nữ phóng khoáng và rất ủng hộ Maria theo đuổi sự nghiệp giáo dục của mình. Việc bố của bà thường xuyên phải thuyên chuyển công tác đã đem đến cho Maria cơ hội được tiếp thu nền giáo dục của nhiều thành phố lớn khắp nước Ý.

Trong thời kì này, hầu hết các nước châu Âu đều rất bảo thủ về những thái độ và cách đối xử với phụ nữ. Nước Ý cũng không phải ngoại lệ nhưng bà Montessori vẫn quyết theo đuổi việc học ngành y và khoa học của mình.

Vượt qua những rào cản xã hội và khó khăn trong quá trình học tập, bà liên tục nhận được học bổng và thu được nhiều kết quả đáng tự hào.

Bà tốt nghiệp trường Y của Đại học Rome với thứ hạng cao nhất, và trở thành người phụ nữ đầu tiên giành học vị Tiến sĩ Y khoa đầu tiên nước Ý thời bấy giờ.

  1. Sự nghiệp của nhà giáo dục Maria Montessori

Sau khi tốt nghiệp bà làm việc tại bệnh viện ở thành phố Rome, tại đây bà dành phần lớn thời gian tiếp xúc với trẻ em nghèo. Trong thời gian này, bà thấy hứng thú với vấn đề chậm phát triển ở trẻ.

Thông qua tiếp xúc, quan sát, nghiên cứu những đứa trẻ chậm phát triển hay đần độn bà đã phát hiện ra rằng, hoàn cảnh của những đứa trẻ này đã kìm hãm sự phát triển của giác quan, cho nên mới nảy sinh hiện tượng này.

Bà bắt đầu đọc các tác phẩm của một học giả nổi tiếng người pháp tên là “ Itar et Sagan”, bà tin rằng: “Khiếm khuyết của tâm trí là vấn đề của giáo dục chứ không phải là vấn đề của y học”.

Năm 1897, bà tham gia nhiều công trình nghiên cứu về tâm thần ở đại học Rome. Vì công việc, bà thường xuyên đến khu ổ chuột ở Rome, nơi có nhiều bệnh nhân tâm thần cần sự nghiên cứu và điều trị của bà.

Trong thời gian đó, bà nhận ra rằng những đứa trẻ kém phát triển ở đây bị giới hạn những hoạt động về phát triển các giác quan và cử động đôi tay. Điều đó, đã khiến cho tình trạng bệnh trở nên tầm trọng hơn.

Từ đó bà tìm hiểu nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em chậm phát triển, đặc biệt là công trình nghiên cứu mang tính đột phá của Jean-Marc Itard và Edouard Séguin.

Itard đã phát triền một kỹ thuật giáo dục qua giác quan để sau đó Séguin thử áp dụng và thực tế. Séguin nhấn mạng việc tôn trọng và thấu hiểu từng đứa trẻ, tạo ra những học cụ mang tính đột phá và ứng dụng cao để giúp phát triển các giác quan và kỹ năng vận động cho trẻ.

Sau này, bà Maria Montessori dựa trên nền tảng nghiên cứu này để phát triền chúng theo phương pháp mới, đó là phương pháp giáo dục Montessori mang tên của bà.

Tìm hiểu thêm về phương pháp giáo dục Montessori tại đây!

Năm 1897 – 1898, bà tham gia khóa học chuyên ngành về tâm lý sư phạm. Cũng trong thời gian này, việc nghiên cứu những đứa trẻ ở khu ổ chuột có nhiều khởi sắc. Bà được mời đi diễn thuyết tại Hội nghị Y học quốc gia tại Turin.

Tại Hội nghị, bà bày tỏ quan điểm ủng hộ một học thuyết đang gây nhiều tranh cãi về việc thiếu quan tâm đến những trẻ chậm phát triển chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngày càng tầm trọng thêm.

Sau đó, bà tiếp tục được mời làm diễn giả tại các hội nghị về giáo dục khác.

Việc bà tham gia vào Hội đồng giáo dục quốc gia dành cho trẻ kém phát triển trí não đã tạo ra cơ hội để bà trở thành Giám đốc của trường Orthophrenic., một ngôi trường dành cho trẻ em chậm phát triển.

Bà có 2 năm làm việc tại ngôi trường này, cũng trong thời gian đó bà đã thử nghiệm và hoàn thiện những phương pháp và học cụ mà Itard và Séguin đã tạo ra.

Mỗi ngày, bà miệt mài làm việc tại trường từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối. Sau đó, bà tiếp tục làm việc đến tận khuya để chuẩn bị học cụ mới và ghi chép lại những quan sát của bà.

Bà xem đây là khoảng thời gia quý giá mà mình có thể thu thập được những kinh nghiệm giá trị nhất trong sự nghiệp giáo dục của mình.

Năm 1898, cậu bé Mario ra đời là kết quả tình yêu của bà với ông Guisseppe. Chính con trai Mario sau này cũng tiếp nối sự nghiệp của bà.

Năm 1901, bà rời khỏi trường giáo dục đặc biệt Orthophrenic, bà đã nghĩ tới việc giáo dục những đứa trẻ em bình thường. Để trang bị những kiến thức về lĩnh vực này, Montessori lại phải học một số môn học như: Triết học, Tâm lý học, giáo dục học và thần học…

Năm 1904 – 1908, bà Maria Montessori làm giáo sư tại trường đại học Rome, bà thường giảng dạy môn Nhân loại học, ngoài ra bà còn xuất bản cuốn sách: “Giáo dục nhân loại học”.

Bà luôn cho rằng, nếu áp dụng phương pháp giáo dục trẻ em chậm phát triển mà bà đã thực nghiệm thành công ở trẻ em bình thường thì có thể đạt được hiệu quả giáo dục rất cao.

Vào thời điểm đó, tại San Lorenzo có khá nhiều cặp vợ chồng phải đi làm suốt cả ngày và không có thời gian giữ con cái. Chúng nghịch phá khắp nơi khiến người dân nơi đây phải tìm đến giải pháp cho vấn đề này.

Bà Maria Montessori đã nắm bắt cơ hội này để làm việc với những đứa trẻ khỏe mạng bình thường.

Với những học cụ giáo dục và kinh nghiệm của mình, bà thành lập nhà trẻ đầu tiên vào tháng 1/1907 với tên Casa dei Bambini (hay còn gọi là Children House).

Bà tạo ra nhiều hoạt động giáo dục khác nhau cho trẻ, và cho trẻ được trải nghiệp các học cụ do bà tạo ra một cách phù hợp với từng lớp học. Bà nhận ra rằng những đứa trẻ tiếp xúc một cách rất hứng thú và tập trung một cách đáng kinh ngạc.

Đến năm 1908, đã có bốn nhà trẻ được mở ra tại Rome và một trường tại Milan.

Những đứa trẻ nghịch phá trước kia giờ rất lễ phép, ngoan ngoãn.

Chúng biết đọc, biết viết, biết chào hỏi quan tâm nhau và khá ngăn nấp, nhiều người đến thăm trường rất ngạc nhiên về sự thành công trong việc giáo dục của bà.

Trong vòng một năm, khu vực dân cư nói tiếng Ý tại Thụy Sĩ cũng bắt đầu áp dụng phương pháp của bà.

Trong khu nhà ổ chuột ở Rome, bà đã sống cùng 60 đứa trẻ nghèo khổ ở đó, nơi này bà tạo ra một mốc son mới trong lịch sử giáo dục trẻ em. Thông qua quan sát và nghiên cứu về trẻ em, Montessori đã phát hiện thấy trẻ từ 0 – 6 tuổi rất nhạy cảm.

Trong suốt cuộc đời, bà tập trung nghiên cứu và giảng dạy, diễn thuyết về phương pháp giáo dục Montessori ở khắp các nước trên thế giới.

Năm 1947, khi đã 76 tuổi bà vẫn trình bày bài diễn thuyết với chủ đề “Giáo dục và hòa bình” trước Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNESCO).

Năm 1949, bà nhận giải thưởng Nobel hòa bình dành cho những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của bà.

Năm 1950, tại Đại hội của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc tổ chức tại thành phố Florence của Italia, Chủ tịch của tổ chức này đã tôn vinh Montessori là biểu tượng của giáo dục thế giới và hòa bình.

  1. Những câu nói nổi tiếng về giáo dục của bà Maria Montessori
  • Trẻ em là niềm hy vọng và cũng là những hứa hẹn của nhân loại, chúng ta phải tôn trọng con trẻ.
  • Đừng bao giờ giúp trẻ việc mà trẻ có thể tự làm được, hãy giúp con để con tự làm.
  • Hãy giải phóng những tiềm năng của trẻ và đứa trẻ sẽ thay đổi để sẵn dàng cho cả thế giới.
  • Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh loài người, đôi tay làm cái gì thì tâm trí khắc ghi cái đó.
  • Đất đai là nơi gốc rễ cọi nguồn. Trẻ em cần phải học cách sống chan hòa với mẹ Trái Đất.
  • Dạy trẻ ít đi và quan sát trẻ nhiều hơn

 Bài viết thuộc chủ đề Người nổi tiếng