Lý Gia Thành sinh ngày 29 tháng 7 năm 1928; tại huyện Triều An, Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cha ông vốn là hiệu trưởng một trường học địa phương.
Năm 1940, Lý Gia Thành theo cha mẹ lánh nạn sau hành trình 10 ngày đã đến Hương Cảng. Ba anh em Lý Gia Thành sống nương tựa nhờ vào người em của mẹ. Cậu của Lý Gia Thành là Trang Tĩnh Am làm chủ một cửa hàng đồng hồ đeo tay tại đây. Ngày nay các bài viết về ngành công nghiệp đồng hồ của Hồng Kông, tuyệt nhiên không đề cập đến công ty đồng hồ đeo tay Trung Nam của nhà họ Trang. Cha của Lý Gia Thành nhận thấy rằng Hương Cảng là cộng đồng kinh doanh theo hướng người có tiền vì vậy đã nhắc nhở anh em Lý Gia Thành muốn tồn tại ở đây phải học làm người Hương Cảng.
Năm 1941, phát xít Nhật chiếm lĩnh Hương Cảng, mẹ của Lý Gia Thành và các em quay về Triều An, còn cha thì qua đời trong mùa thu năm đó.
Ông buộc phải bỏ học và đi làm để lo cho gia đình. Ông bắt đầu làm việc trong một công ty kinh doanh nhựa với tư cách là nhân viên bán hàng bán dây đeo và dây đai nhựa. Ông đã làm việc chăm chỉ, thường xuyên làm tới 16 giờ mỗi ngày và chứng minh là một người bán hàng có năng lực.
2.1 Sự nghiệp
Năm 1950, chàng thanh niên 22 tuổi quyết định mở doanh nghiệp nhỏ đầu tiên của mình. Công ty được lấy tên là “Cheung Kong” theo tên con sông Dương Tử, nơi hội tụ của muôn vàn dòng chảy, thể hiện sự tin tưởng của người sáng lập về sức mạnh của sự nỗ lực và kết nối.
Lúc đầu công ty chỉ sản xuất đồ chơi bằng nhựa, nhưng Lý Gia Thành sớm nhận thấy tiềm năng của thị trường hoa nhựa, bởi đây là mặt hàng đang được ưa chuộng tại Italy. Với số vốn ban đầu 50.000 USD, ông đưa công ty ngày một phát triển về doanh thu lẫn quy mô, nhờ vào sự ham học hỏi và bắt kịp xu thế thị trường.
Năm 1958 doanh thu đạt 10 triệu đô la Hồng Kông, hoa nhựa giúp ông thắng lớn, trở thành “Ông vua hoa nhựa”.
Trong suốt cuộc đời, ông tiếp tục đầu tư vào bất động sản và nhiều ngành công nghiệp khác. Gia Thành bắt đầu thu mua những khu tập thể và nhà máy trên khắp HongKong với từng đồng ông tiết kiệm được. Nhờ tình hình lúc bấy giờ tương đối bất ổn, ông có thể mua bất động sản với giá rẻ bất ngờ. Đến khi thị trường nhà đất phục hối và dần ổn định trở lại, Lý Gia Thành bắt đầu “hái ra tiền”. Cheung Kong trở thành là một trong những công ty đầu ty bất động sản lớn nhất thế giới.
Năm 1987, Lý Gia Thành trở thành tỷ phú. Ông bắt đầu mua công ty dầu khí Canada Husky Oil, tái cấu trúc lại. Lý Gia Thành cũng là người đầu tư lớn vào lĩnh vực công nghệ: nắm giữ cổ phần tại Facebook. Ông cũng đầu tư mua cổ phần Skype khi công ty này đang thua lỗ và kiến được 2,5 tỷ USD do Ebay mua lại.
Các công ty của ông xử lý 70% lưu lượng xuất nhập cảng của Hong Kong. Ông cũng có cổ phần lớn trong các công ty điện và dịch vụ điện thoại di động. Một trong những thành công lớn nhất là vào năm 1999, ông bán công ty điện thoại di động Orange cho tập đoàn Đức Mannesmann AG với lợi nhuận 15 tỷ USD.
Năm 2018, ở tuổi 89, Lý Gia Thành quyết định lui về phía sau, giao việc quản lý tập đoàn Cheung Kong cho con trai đầu là Victor. Ông cũng chia sẻ mình muốn có thời gian để tập trung hơn vào các hoạt động từ thiện với việc quyên tặng 1/3 tài sản của mình.
2.2 Thành tựu
Ông là một tỉ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện người Hồng Kông.
Vào tháng 1/2018, Lý Gia Thành là người giàu thứ 23 trên thế giới với tài sản ròng ước tính lên đến 37.7 tỷ USD.
Ông là chủ tịch hội đồng quản trị của CK Hutchinson Holdings, thông qua đó, là nhà đầu tư, phát triển và vận hành cảng biển hàng đầu thế giới và là nhà bán lẻ sản phẩm sức khoẻ và mỹ phẩm lớn nhất ở châu Á và châu Âu.
Ông là chủ tịch tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố (Hutchison Whampoa Limited) và Trường Giang Thực Nghiệp (Cheung Kong Holdings) tại Hồng Kông, với 300 ngàn nhân viên, làm việc tại 52 quốc gia, có doanh thu tổng cộng là 80 tỷ USD.
Ông được phong làm Tư lệnh Hiệp sĩ của Huân chương Anh năm 2000.
Ông được tạp chí Asiaweek chọn là người đàn ông quyền lực nhất châu Á vào năm 2001.
Năm 2001, ông được trao tặng Huân chương Grand Bauhinia, giải thưởng cao nhất theo hệ thống danh hiệu và giải thưởng Hồng Kông, để ghi nhân sự đóng góp trọn đời và rất có ý nghĩa của ông đối với sự thịnh vượng của Hồng Kông.
Tạp chí Forbes và gia đình Forbes tôn vinh ông với giải thưởng “Thành tựu trọn đời” ngày 5 tháng 9 năm 2006 tại Singapore.
Lý Gia Thành là một nhà từ thiện nổi tiếng và đã quyên góp hàng triệu cho các viện giáo dục, bệnh viện trên toàn thế giới thông qua Qũy Li Ka Shing mà ông thành lập năm 1980.
Ông đã quyên tặng 100 triệu đô la Hong Kong cho Đại học Bách khoa Hong Kong vào năm 2001, sau đó một tòa tháp trong trường đại học được đặt theo tên ông.
Ông quyên góp 5,3 triệu bảng cho Đại học Cambridge, vào năm 2002, khánh thành Trung tâm Li Ka Shing, nơi đặt cơ sở của Cancer Research UK.
Ông đã đóng góp 100 triệu đô la cho Trường Chính sách công Lee Kuan Yew tại Đại học Quốc gia Singapore năm 2007.