Khi nào nhà quản lý nên giúp đỡ nhân viên?

Việc lúc nào cũng giúp đỡ nhân viên biến bạn thành người đa nhiệm. Bạn sẽ không có thời gian giải quyết những vấn đề vĩ mô. Giúp đỡ nhân viên trong những chuyện “nhỏ như con thỏ” sẽ khiến nhân viên ỷ lại, không chịu suy nghĩ. Từ đó, nhân viên sẽ sinh bệnh “ù lỳ”, không chịu “động não”. Như vậy, khi nào là thời điểm thích hợp?

Các tình huống cấp bách

Đối với những tình huống cấp bách thì bạn nên giúp đỡ nhân viên của mình để có thể hoàn thành các yêu cầu đề ra. Ví dụ như khi có rắc rối xảy ra trong quá trình hoàn thành các yêu cầu của khách hàng để phục vụ cho việc ra mắt một sản phẩm chiến lược đúng thời gian quy định.

khi-nao-nha-quan-ly-nen-giup-nhan-vien-hinh-anh-1

 

Trong những trường hợp khẩn cấp bạn nên giúp đỡ nhân viên

 

Tuy nhiên, ngay cả trong những tình huống này, bạn cũng nên kết nối đội ngũ của mình vào quá trình giải quyết vấn đề, để bạn giống như một người đồng hành cùng họ. Vì thế, đừng nên một mình một cõi giải quyết tất cả mà hãy để mọi người hợp sức lại giải quyết các trường hợp cấp bách nhé!

Nhân viên làm việc với cấp quản lý của bộ phận khác

Bạn có thể giúp đỡ nhân viên khi họ thuộc cấp quản lý của bộ phận khác. Điều này không có nghĩa là bạn lạm quyền mà chỉ tham gia hỗ trợ. Cách giúp đỡ này thì thường hợp với những nhân viên mới, khi họ chưa nắm rõ quy trình làm việc và lo lắng việc mình làm là đúng hay là sai. Đây là lúc nhân viên cần sự giúp đỡ của bạn nhiều nhất. Họ trân trọng thời gian mà bạn bỏ ra để hướng dẫn những vấn đề mình còn hạn chế. Lúc này, nhân viên sẽ xem bạn là một vị “anh hùng” và khả năng họ sẽ trung thành với bạn nhiều hơn. Tìm Việc Nhanh sẽ đưa ra ví dụ cho bạn hình dung.

khi-nao-nha-quan-ly-nen-giup-nhan-vien-hinh-anh-2

 

Bạn có thể giúp đỡ nhân viên khi họ thuộc cấp quản lý của bộ phận khác

 

Nếu nhân viên của bạn phải làm việc với cấp quản lý của bộ phận khác, bạn có thể yêu cầu nhân viên đó cc bạn vào email trao đổi giữa họ. Sau đó, bạn nên hướng dẫn anh/cô ấy cách viết sao cho lịch sự nhưng rõ ràng, cách viết báo cáo, sai sót, phân tích…  Mục đích của việc này là dần dần loại bỏ tên bạn ra khỏi dòng cc email và xây dựng sự tự tin cho nhân viên.

Khi nhân viên làm việc với đối tác

Từng giữ vị trí điều hành tại AT&T và Hãng viễn thông Sprint, Tom O’Dea có một quy tắc riêng, đó là ông sẵn sàng tham gia giải quyết vấn đề phát sinh, nhưng chỉ khi cả hai phía là nhân viên của mình và được đối tác đồng ý. Điều này giúp nhân viên xem ông như là một phương án “cứu cánh” cuối cùng. Họ có thể tự lo liệu vấn đề của mình cho đến khi họ cảm thấy cần sự có mặt của bạn để tạo niềm tin cho đối tác. Khi bạn giúp đỡ nhân viên làm việc với đối tác bạn sẽ nhận ra những quy trình còn thiếu sót, những vấn đề cần bổ sung để giúp đỡ họ làm tốt hơn trong những cuộc họp với đối tác sắp tới. Ngoài ra, bạn còn có thể nắm được quy trình làm việc và theo dõi tiến độ nhân viên một cách chính xác nhất ngoài những con số khô khan mà họ gửi cho bạn.

Những bí quyết trên đây sẽ gợi ý cho bạn một số “thời điểm vàng” để giúp đỡ nhân viên. Đồng thời, biến bạn thành “vị cứu tinh” của họ. Biết ơn, trung thành, nỗ lực hết sức… là những thứ mà bạn sẽ nhận lại được khi ra tay trợ giúp đúng thời điểm. Hi vọng với những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn trở thành nhà quản trị tài ba trong mắt nhân viên nhé!

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho nhà tuyển dụng liên quan