Phân biệt Headhunter và tuyển dụng nội bộ

Hiện nay trong quá trình tìm việc một số bạn hẳn sẽ không chỉ nhận được những cuộc gọi, những lời mời từ những người làm nhân sự mà còn có cả các headhunter. Đôi khi chúng ta cần làm rõ một chút về hai vị trí này. Cả hai đều có một mục tiêu chung là tìm ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cách thức tiếp cận và bản chất công việc của hai vị trí này là không hoàn toàn giống nhau.

Ai sẽ trả lương cho họ

Đầu tiên là ai sẽ trả lương cho Headhunter và người tuyển dụng nội bộ. Các headhunter là các chuyên gia săn đầu người làm việc cho một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về tìm kiếm giải pháp nhân sự. Ngoài lĩnh vực chính này các doanh nghiệp Headhunt có thể cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác nhưng về cơ bản nhất vẫn là giới thiệu ứng viên về cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Các Headhunter được nhận lương từ chính các công ty dịch vụ mà họ đầu quân, chứ không nhận lương trực tiếp từ doanh nghiệp đang tuyển dụng vị trí. Đôi khi sẽ có các headhunter tự do làm việc độc lập không phụ thuộc vào một doanh nghiệp dịch vụ nào nhưng nhìn chung số này vẫn khá ít ỏi so với số đang phục vụ cho một công ty.

Trái lại, những người làm nhân sự trong doanh nghiệp sẽ nhận lương trực tiếp từ doanh nghiệp đang tìm kiếm nhân sự. Ngoài công tác tuyển dụng họ có thể kiêm nhiệm thêm một số khác tùy thuộc vào quy mô và cơ cấu phòng nhân sự.

Vấn đề ai trả lương cho headhunter và các nhà tuyển dụng sẽ làm rõ được một khía cạnh rất quan trọng. Đó là đối tượng phục vụ của hai vị trí này.

Với các headhunter, sẽ có nhiều doanh nghiệp khác nhau liên hệ với doanh nghiệp headhunt để yêu cầu dịch vụ và do đó, sẽ không có một headhunter nào chỉ phục vụ cho duy nhất một doanh nghiệp.

Mức độ khó của vị trí cần tuyển

Tùy theo mức độ và sự nổi tiếng của đơn vị headhunt mà danh mục các vị trí tuyển dụng của từng headhunter sẽ có sự phân bổ khác nhau. Và đa số các vị trí mà headhunter phụ trách đều là các vị trí cực kỳ khó tuyển.

Để dễ hình dung ra việc này, tạm quay sang công việc của các nhà tuyển dụng nội bộ. Đối tượng phục vụ của vị trí này chính là hầu hết các vị trí phát sinh trong doanh nghiệp mà các nhà tuyển dụng nội bộ đang làm việc. Từ các vị trí cấp cao đến các vị trí cấp thấp, miễn trực thuộc doanh nghiệp mà nhà tuyển dụng nội bộ đang làm việc, họ đều có nghĩa vụ phải cung cấp ứng viên cho công ty. Đó chính là bản chất cơ bản nhất về công việc của họ.

Tuy nhiên không phải lúc nào các nhà tuyển dụng nội bộ cũng đáp ứng được 100% nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Sẽ có các vị trí khá khó và vượt quá mức độ tìm kiếm ứng viên thông thường.

Trong các tình huống này nếu thực sự doanh nghiệp cần vị trí đó, nhưng nhà tuyển dụng nội bộ chưa đáp ứng ngay được, nhiều khả năng các công ty Headhunt sẽ được liên hệ để hỗ trợ công tác tuyển dụng.

Đến đây bạn có thể nhận ra được một mối quan hệ trong công việc rồi. Các vị trí khó đến rất khó khả năng sẽ là Headhunter liên hệ với bạn, còn các vị trí không quá khan hiếm ứng viên, nhà tuyển dụng nội bộ có thể là người đang tìm bạn.

Tuy nhiên việc này không hẳn đúng hoàn toàn. Vẫn có rất nhiều nhà tuyển dụng nội bộ giàu năng lực và hoàn toàn đáp ứng được mọi yêu cầu từ phía doanh nghiệp mà không cần sử dụng đến dịch vụ Headhunter. Cũng có khá nhiều doanh nghiệp FDI khi đầu tư sử dụng trọn gói Headhunter cho các vị trí cấp chuyên viên trở lên để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ cấu nhân sự đi vào sản xuất.

Mức độ am hiểu về doanh nghiệp

Chính vì đối tượng phục vụ khác nhau, mức độ am hiểu về doanh nghiệp mà họ phục vụ cũng sẽ khác nhau. Các nhà tuyển dụng nội bộ có khả năng am hiểu doanh nghiệp tốt hơn nhiều so với các headhunter.

Mức độ am hiểu doanh nghiệp ở đây bao gồm những thông tin về doanh nghiệp, cơ cấu, văn hóa, phong cách làm việc,.. Rất nhiều yếu tố mà Bảng mô tả công việc không thể nào thể hiện cho bạn thấy.

Vì thời gian mỗi người trong công việc mỗi ngày đều là 8 tiếng, nên thông thường nếu chỉ làm công tác tuyển dụng cho duy nhất một doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng nội bộ có nhiều thời gian để đào sâu hơn về các khía cạnh khác của công việc chứ không chỉ là mô tả công việc.

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công việc của một cá nhân, và mô tả công việc chỉ là những gì đơn giản nhất về công việc và quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi cá nhân khi nhận việc.

Khả năng cập nhật thông tin doanh nghiệp

Ngoài ra các nhà tuyển dụng nội bộ sẽ có khả năng cập nhật thông tin và tư vấn khá tốt so với các headhunter.

Mức độ cập nhật thông tin và tư vấn được đề cập đến là các công việc liên quan đến những thay đổi hay các thông tin về vị trí mang tính “hợp thời” nhất. Theo thứ tự cập nhật thông tin, các chủ doanh nghiệp hay quản lý phòng ban sẽ là người đầu tiên có những đề xuất thay đổi liên quan đến vị trí đang tuyển dụng.

Các thông báo này sẽ được truyền đến cho phòng nhân sự. Và nếu phòng nhân sự đó có liên kết các công ty dịch vụ headhunt, nó sẽ được truyền tải đến cho các công ty dịch vụ headhunt đó. Với luồng thông tin theo thứ tự như vậy, các nhà tuyển dụng nội bộ sẽ luôn nắm trước thông tin về nhu cầu doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn thêm có thể liên hệ Bigworks theo thông tin bên dưới để có các giải pháp tôi ưu trong tuyển dụng.

☎️ Hotline Tư Vấn: 08668 765 88

📂 E-mail: Khachhang.bigworks@gmail.com

🌎 Website: http://bigworks.vn/

👥 Page: https://www.facebook.com/Bigworks.vn

 Khóa học Dành cho nhà tuyển dụng liên quan