Chọn ứng viên chuẩn với phương pháp phỏng vấn hành vi

Phương pháp này có tên đầy đủ theo tiếng Anh là Behavioral Event Interview (BEI), là phương pháp nhằm dự đoán chính xác hơn tiềm năng của ứng viên cho sự thành công trong công việc sau này. BEI có nguồn gốc từ nghiên cứu của Hải quân và Không quân Mỹ vào thập niên 1940. Theo đó, khi khảo sát về tính hiệu quả trong chiến đấu của lực lượng trong ngành, các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng chính hành vi, chứ không phải kiến thức về kỹ thuật, đã tạo nên sự khác biệt của từng cá nhân.

Thế nào là Phỏng vấn hành vi?

Phỏng vấn hành vi có vai trò giúp nhà tuyển dụng khám phá ra các hành vi và cách ứng xử của ứng viên trong từng tình huống cụ thể. Tiền đề cho các câu hỏi của buổi phỏng vấn là căn cứ vào cách giải quyết trong quá khứ để đánh giá ứng viên.

chon-ung-vien-chuan-voi-phuong-phap-phong-van-hanh-vi-hinh-anh-1

 

Phương pháp phỏng vấn hành vi giúp nhà tuyển dụng “đọc vị” ứng viên tốt hơn phỏng vấn thông thường

 

“Hãy cho tôi một ví dụ về …” hoặc ” Hãy kể cho tôi về khoảng thời gian khi…” là những ví dụ điển hình cho câu hỏi phỏng vấn hành vi. Chúng tập trung vào các đặc điểm như kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, giải quyết khó khăn trong công việc và cuộc sống. Đây là minh chứng cụ thể về những gì bạn đã làm, những thành tựu bạn đạt được, cách bạn cảm nhận một vấn đề. Do vậy, phỏng vấn BEI đòi hỏi nhà tuyển dụng phải chuẩn bị kỹ trước, trong và sau khi phỏng vấn.

Làm thế nào để chuẩn bị tốt cho một cuộc phỏng vấn hành vi

Trước hết, để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn của mình, bạn cần nắm chắc bản chất của 1 buổi phỏng vấn hành vi là gì? Những điều nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm trên đối tượng được phỏng vấn dựa vào các câu hỏi hành vi? Dưới đây là những hướng dẫn dành cho bạn.

Xem CV ứng viên và lập bảng câu hỏi 4W + 1 H

Trước mỗi cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị một bảng mô tả công việc, đọc CV ứng viên và lập bảng câu hỏi 4W + 1 H (Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Ai? Như thế nào? )

chon-ung-vien-chuan-voi-phuong-phap-phong-van-hanh-vi-hinh-anh-2

 

Bạn nên chuẩn bị thật tốt cho cuộc phỏng vấn hành vi

 

Bạn nên sử dụng những câu hỏi mở, thăm dò và câu hỏi đóng. Câu hỏi mở nhằm lấy thông tin về tình huống xảy ra, việc xử lý và kết quả đạt được nên thường nhẹ nhàng như gợi mở những tâm sự: “Kể cho tôi nghe về sự kiện đó…”, “Bạn có thể chia sẻ với tôi về tình huống…”. Câu hỏi thăm dò nhằm đột phá vào các câu trả lời chung chung của ứng viên nên thường dưới dạng 4W+1H (Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Ai? Như thế nào?). Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nên tránh câu hỏi “Tại sao?” – vì dễ khiến ứng viên nảy sinh cảm giác đề phòng, đối phó, từ đó thông tin cung cấp sẽ không trung thực. Câu hỏi đóng nhằm xác nhận, làm rõ vấn đề nên thường ngắn gọn: “Thật vậy chứ?”. Hãy tạo tạo cơ hội để ứng viên chia sẻ, tỷ lệ thời gian lý tưởng ứng viên 80%, người phỏng vấn 20%.

Thông báo cho ứng viên trước về thời gian phỏng vấn

Nhà tuyển dụng nên thông báo cho ứng viên về thời lượng cuộc phỏng vấn. Hãy cho họ biết đừng vội trả lời những câu hỏi vì thông tin sẽ được ghi lại. Ngoài ra, bạn nên tạo không khí thoải mái bằng cách đặt câu hỏi với thái độ tôn trọng và chờ họ trả lời, kiên nhẫn lặp lại câu hỏi hoặc diễn đạt cho rõ nghĩa hơn.

Nên đặt tối thiểu 3 câu hỏi liên quan với 1 sự kiện

Ví dụ: ứng viên ghi thành tích công ty cũ vượt doanh số quý 200%. Người phỏng vấn đặt các câu hỏi sau: Anh/chị đã thực hiện công việc thế nào để có doanh số như vậy? Kế hoạch của anh/chị có cải tiến so với những quý trước hay những đồng nghiệp khác như thế nào? Anh/chị có gặp khó khăn gì khi thực hiện công việc giai đoạn đó không? Nếu có anh/chị hãy mô tả lại tình huống đó và cách khắc phục của anh/chị? Không nên sử dụng liên tiếp quá nhiều câu hỏi phỏng vấn hành vi, nên đan xen các câu hỏi mang tính chất động viên để ứng viên dễ chia sẻ.

Phỏng vấn hành vi sẽ trở nên “vô hiệu hóa” với những ứng viên thường hay “bịa chuyện”. Do đó, bạn nên đưa ra những tình huống thật để đánh giá chính xác nhất. Ví dụ: tuyển tiếp tân thì đề nghị ứng viên thực hành tình huống nghe điện thoại; tuyển bán hàng thì không gì “thật” hơn buộc ứng viên vào vai nhân viên công ty trong một tình huống được sắp đặt sẵn… Ngoài ra, bạn nên kết hợp phỏng vấn hành vi với một số phương pháp khác như: Phỏng vấn Star, phỏng vấn tình huống… Chúc bạn thành công!

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho nhà tuyển dụng liên quan