Bí quyết giúp nhà tuyển dụng “sống sót” giữa thời kỳ khan hiếm ứng viên

1. Tăng cường mối quan hệ của bạn

Trong bất cứ lĩnh vực nào, muốn thành công ngoài yếu tố chuyên môn thì kỹ năng xây dựng mối quan hệ xã hội cũng rất quan trọng, và đối với nhà tuyển dụng, việc này cũng không ngoại lệ. Các mối quan hệ bền vững, được vun đắp theo thời gian sẽ giúp bạn tạo được một tinh thần vững vàng, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn.

Bạn nên nhớ rằng ứng viên tốt có thể tìm được việc làm mà không cần nhà tuyển dụng. Công việc của một nhà tuyển dụng là giúp họ có được công việc phù hợp và huấn luyện họ trong suốt quá trình làm việc tại công ty. Trong thời kỳ khan hiếm ứng viên đồng nghĩa với việc tỉ lệ tìm được ứng viên phù hợp sẽ giảm đi đáng kể. Lúc này, các mối quan hệ bạn xây dựng với người quản lý/khách hàng tuyển dụng và ứng viên sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn.

Bí-quyết-giúp-nhà-tuyển-dụng-sống-sót-giữa-thời-kỳ-khan-hiếm-ứng-viên-hình-ảnh-1.jpg

 

Các mối quan hệ sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ cho bạn.

 

2. Nâng cao kỹ năng tuyển dụng 

Luôn tìm tòi học hỏi và nâng cao kỹ năng của bản thân là một việc bạn nên thực hiện thường xuyên. Trong những thời điểm khó khăn thì kỹ năng chính là ưu điểm nổi bật giúp bạn tìm kiếm được ứng viên dễ dàng hơn. Đối với các nhà tuyển dụng nội bộ, việc nâng cao và đa dạng hóa kỹ năng là điều rất cần thiết. Bạn càng có nhiều kỹ năng, bạn càng cung cấp nhiều giá trị cho tổ chức của mình. Đó có thể là tìm kiếm nhân sự, tư vấn nghề nghiệp, chiến lược tuyển dụng,… Sở hữu kỹ năng tốt, bạn không những dễ dàng hơn trong công việc mà còn khẳng định được vị trí của mình trong tổ chức.

3. Đa dạng hóa ứng viên của bạn

Theo Mike Starich, CEO của Orion Talent trong ”Tuyển dụng hàng ngày” chia sẻ: “Một trong những cách nhà tuyển dụng có thể áp dụng lúc này là đa dạng hóa tệp ứng viên của mình. Điều này có nghĩa là thay vì chỉ chăm chút vào một nhóm đối tượng ứng viên nào đó, bạn hãy mở rộng những chỉ tiêu của mình. Bên cạnh đó, nguồn ứng viên của bạn không nên chỉ đến từ một nguồn duy nhất mà hãy mở rộng thêm các kênh tìm kiếm nhân tài thông qua các phương tiện truyền thông”. Ngoài ra, Starich cũng nói rằng những ngành công nghiệp như ngành bán lẻ, dược phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường ít biến động. Do đó, tuyển dụng trong các lĩnh vực này cũng sẽ không khắt khe như các ngành nghề khác.

/Bí-quyết-giúp-nhà-tuyển-dụng-sống-sót-giữa-thời-kỳ-khan-hiếm-ứng-viên-hình-ảnh-2.jpg

 

Hãy mở rộng thêm các kênh tìm kiếm nhân tài thông qua các phương tiện truyền thông.

 

4. Tùy chỉnh quy trình sàng lọc ứng viên

Một lưu ý nữa bạn cũng cần xem xét lúc này là tùy chỉnh quy trình sàng lọc ứng viên. Bạn hãy đưa ra các tiêu chí rõ ràng, thay đổi nội dung mô tả công việc cho phù hợp, loại bỏ những thủ tục và quy trình rườm rà, cung cấp đầy đủ thông tin, tạo được sự uy tín cho nhà tuyển dụng,… Như vậy bạn vừa kiểm soát được quy trình tuyển dụng lại tiết kiệm thời gian cho cả bạn và người tìm việc.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi bạn có thể ứng phó với bài toán tuyển dụng của mình trong những thời điểm khó khăn. Bạn hãy nhớ rằng ”trong thách thức vẫn có cơ hội” nếu chúng ta biết tận dụng những gì hiện có và áp dụng các giải pháp phù hợp nhé.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho nhà tuyển dụng liên quan