Cách đối phó với bài toán tuyển dụng dành cho các doanh nghiệp nhỏ

1. Không nên viết bản mô tả công việc quá dài

Chủ doanh nghiệp và người quản lý tuyển dụng thường có xu hướng viết các bản mô tả công việc rất dài bao gồm các thông tin về công ty, nhiệm vụ, kỹ năng cần thiết và trách nhiệm công việc của ứng viên. Mặc dù ứng viên cần phải biết đầy đủ những thông tin này nhưng việc phải đọc một bản mô tả công việc quá dài sẽ làm cho họ cảm thấy sợ hãi và ngán ngẫm. Thay vào đó bạn hãy viết những yêu cầu thiết yếu và những chi tiết hãy để nó cho buổi phỏng vấn.

Cách-đối-phó-với-bài-toán-tuyển-dụng-dành-cho-các-doanh-nghiệp-nhỏ-hình-ảnh-1.jpg

 

Không nên viết bản mô tả công việc quá dài

 

2. Đặt câu hỏi mở cho ứng viên

Đặt câu hỏi mở cho các ứng viên trong cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn đánh giá được tư duy và tính cách của ứng viên. Bạn có thể hỏi ứng viên về các dự án mà họ đã làm, kinh nghiệm lãnh đạo hoặc xung đột trong công việc và cách xử lý của họ cho từng trường hợp.

Bằng cách hỏi nhiều câu hỏi trò chuyện dẫn đến một cuộc đối thoại, bạn sẽ có những nhận định chính xác hơn về ứng viên và cũng là cơ sở để bạn đưa ra quyết định có nên thuê họ hay không.

Bạn cũng nên có sẵn đáp án về các câu hỏi mà bạn muốn nghe để bạn có thể đánh giá đầy đủ các ứng cử viên. Bất cứ ai thực hiện các cuộc phỏng vấn nên đặt câu hỏi theo cùng một phong cách và đại diện cho văn hóa công ty để tạo cho người nộp đơn một ấn tượng gắn kết về doanh nghiệp.

3. Tạo cảm giác thân thuộc ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên

Theo Donovan – người sáng lập và CEO của Turn Point Coaching tại Connecticut cho biết: “Từ lần tiếp xúc đầu tiên với một ứng cử viên thông qua một cuộc điện thoại, hãy cho họ thấy rằng họ sẽ có một vị trí trong công ty và họ sẽ được coi trọng tại nơi làm việc bất kể vị trí của họ trong tổ chức”.

Bạn nên duy trì cùng một mức độ nhiệt tình trong suốt quá trình tuyển dụng và khi họ đã trở thành nhân viên của công ty, hãy đảm bảo để nhân viên mới cảm thấy họ có tương lai trong doanh nghiệp của bạn, như thế họ mới có ý định gắn bó lâu dài với công ty.

4. Cho thí sinh thời gian để đặt câu hỏi

Việc các ứng viên đặt câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn cũng quan trọng như các nhà quản lý vậy, người tìm việc có trách nhiệm tìm hiểu xem công việc và nơi làm việc có phù hợp không và bạn nên cho họ thời gian để tìm hiểu về việc đó. Khi bạn cho thí sinh cơ hội đặt câu hỏi, bạn phải sẵn sàng trả lời bên cạnh đó cung cấp thông tin về vị trí đang đề cập, toàn bộ công ty và làm thế nào ứng viên có thể thành công tại công ty.

Cách-đối-phó-với-bài-toán-tuyển-dụng-dành-cho-các-doanh-nghiệp-nhỏ-hình-ảnh-2.jpg

 

Nhà tuyển dụng cần cho thời gian để ứng viên đặt câu hỏi

 

5. Chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn

Tham gia vào một cuộc phỏng vấn mà chưa được chuẩn bị không chỉ khiến bạn không tuyển được ứng viên mà còn có thể làm hỏng danh tiếng của doanh nghiệp. Để xây dựng được ấn tượng tốt trong mắt ứng viên bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, hơn nữa sự chuẩn bị có thể giúp bạn kiểm soát mọi việc tốt hơn.

6. Đừng phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ

Các công cụ công nghệ đã trở nên phổ biến trong các quy trình tuyển dụng nhưng chúng không giúp bạn tìm được người tốt nhất cho các vị trí. Các công cụ như phần mềm trí tuệ nhân tạo với chức năng lọc từ khóa chỉ có thể giúp bạn giới hạn nhóm ứng viên phù hợp hơn cho bạn mà thôi. 

Nếu không có sự tương tác trực diện, bạn không thể đánh giá các kỹ năng mềm của ai đó phù hợp hoặc không phù hợp với công việc mà bạn đang tuyển, dựa quá nhiều vào công nghệ có thể gây bất lợi cho việc tìm kiếm nhân viên phù hợp.

7. Giữ liên hệ với những người muốn ứng tuyển vào công ty

Khi tìm kiếm một công việc, mọi người thường sẽ liên hệ với một công ty nơi họ muốn làm việc ngay cả khi công ty đó không tuyển dụng, là người quản lý hoặc chủ doanh nghiệp bạn nên có sự liên lạc với những người này. Bạn có thể liên hệ với họ khi mà doanh nghiệp của bạn có đợt tuyển dụng tiếp theo. Có thể nói đây là một dấu hiệu tốt nếu ai đó đang tích cực đến với doanh nghiệp của bạn và khi ai đó chuẩn bị rời đi, bạn luôn có sẵn một nhóm ứng viên để thay thế họ.

Nhân viên là mối liên hệ giữa bạn, khách hàng cũng như các đối tác, do đó hãy xem quá trình tuyển dụng của bạn là phần đầu tư quan trọng cho công ty để có tiềm năng phát triển trong tương lai. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi quy trình tuyển dụng của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho nhà tuyển dụng liên quan