Cách đối phó với 6 sai lầm mà nhân viên thường mắc phải

1. Tôi nên làm gì?

Nhiều nhân viên không chấp nhận rủi ro hoặc làm điều gì đó khiến quản lý của mình thất vọng. Vì vậy, họ thường hỏi quản lý về những gì họ cần làm. Nếu bạn đang nuôi thói quen cho nhân viên của mình, bạn đã vô tình khiến nhân viên của mình không nhận thức được họ đang được trao quyền để làm việc và họ cần chủ động trong công việc của chính mình.

Giải pháp: Khi nhân viên hỏi bạn về những gì họ phải làm, hãy hỏi họ: “Bạn nghĩ bạn nên làm gì?”. Đó là cách giúp nhân viên của bạn suy nghĩ và tìm ra câu trả lời. Đây là cách giúp phát triển nhân viên và cải thiện khả năng trao quyền của bạn.

2. Không giao tiếp với bạn thường xuyên

Nhân viên thường mắc phải một trong hai lỗi giao tiếp cơ bản. Một là họ chia sẻ quá nhiều với bạn hoặc là họ không giao tiếp nhiều với bạn.

Giải pháp: Giao tiếp với nhân viên là cách giúp nhà quản lý hiểu được công việc cũng như tâm lý của cấp dưới. Đây là điều rất quan trọng mà nhà quản lý không thể bỏ qua. Giúp nhân viên của bạn hiểu làm thế nào để giao tiếp với mức độ phù hợp sẽ tăng cường khả năng thực hiện công việc và loại bỏ việc phải phán đoán về phía nhân viên.

3. Không chia sẻ tin xấu với bạn

Nếu bạn từng bị bất ngờ về một vấn đề mà một trong những nhân viên của bạn có liên quan hoặc biết về nó, bạn sẽ hiểu vấn đề này trầm trọng đến mức nào.

cach-doi-pho-voi-6-sai-lam-ma-nhan-vien-thuong-mac-phai-hinh-anh-1

 

Nhà quản lý phải có kỹ năng để giải quyết những lỗi nhân viên thường mắc phải

 

Giải pháp: Sự sẵn sàng chia sẻ tin xấu với sếp là một hành động thể hiện niềm tin. Có thể nhân viên của bạn cho rằng bạn sẽ tức giận và tin tức đó có thể gây nguy hiểm cho việc làm của họ. Bạn phải củng cố niềm tin cho mọi người rằng họ có thể chia sẻ với bạn mọi thông tin quan trọng mà không gặp bất cứ sự chê trách nào.

4. Tham gia vào các cuộc bàn tán nội bộ

Rất khó để loại bỏ những cuộc trò chuyện về mọi vấn đề tại nơi làm việc. Chúng ta đều hiểu rằng, những tin đồn có thể gây hiểu lầm, thậm chí làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Giải pháp: Hãy có những buổi chia sẻ để nhân viên hiểu được tác hại của mình tin đồn vô căn cứ. Để nhân viên của bạn có thể hiểu được những chủ đề của tin đồn luôn ở thể gây bất lợi cho chính các cá nhân tham gia và truyền bá, những tin đồn có thể gây thiệt hại cho danh tiếng của chính họ. Nếu họ có bất cứ thắc mắc nào, hãy khuyến khích đặt câu hỏi để mọi người tìm ra giải pháp tốt nhất.

Các cuộc đối thoại cởi mở, trung thực tốt hơn những cáo buộc nghi ngờ lẫn nhau được nêu ra sau lưng ai đó. Công việc của bạn trong việc loại bỏ tin đồn sẽ giúp xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, nơi mọi cá nhân luôn cảm thấy được tôn trọng.

5. Không hoàn thành dự án/ công việc

Có thể nhân viên của bạn là người đưa ra các ý tưởng, kế hoạch. Nhưng khi bắt tay vào làm, họ lại là những cá nhân hay phàn nàn, không hoàn thành những việc được giao.

Giải pháp: Ý thức, trách nhiệm với kết quả công việc là điều mà mọi nhân viên đều phải có. Hãy chỉ cho nhân viên của bạn cách quản lý công việc hiệu quả để họ có thể phân chia thời gian hợp lý để giải quyết các đầu việc của mình.

6. Không hợp tác với đồng nghiệp

Kỹ năng làm việc nhóm luôn được đề cao tại môi trường công sở. Nếu bạn không cẩn thận, cuối cùng bạn có thể rơi vào trường hợp phải giải quyết những mâu thuẫn cho nhân viên của mình.

Giải pháp: Bạn nên có cuộc gặp gỡ cá nhân và sau đó là một nhóm để xem xét thách thức giao tiếp của họ. Mỗi người đều có cái “tôi” của mình và họ có thể không chấp nhận những ý kiến của đồng nghiệp. Hãy dạy họ cách tiến hành những cuộc thảo luận để có thể hiểu suy nghĩ của nhau và đưa ra cách giải quyết vấn để của họ.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho nhà tuyển dụng liên quan