Đánh giá nhân viên – 8 lỗi nhà quản lý thường gặp

Những đánh giá đúng sẽ giúp nhân viên nhìn nhận lại bản thân một cách chính xác. Đồng thời, giúp nhà quản lý xác định được những yếu kém và thiếu sót của nhân viên để lên kế hoạch cho những mục tiêu sắp tới. Đánh giá có thể được xem là công cụ tối ưu hóa hiệu suất và đưa ra những giải pháp phát triển nhân viên.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà quản lý mắc những sai lầm khi đưa ra đánh giá. Để hạn chế điều đó, Tìm Việc Nhanh gợi ý cho bạn một số sai lầm của các nhà quản lý khi đánh giá nhân viên đồng thời đưa ra những đề xuất để tránh những sai lầm đó.

1. Đánh giá nhân viên mang tính chủ quan

Nhà quản lý không nên đưa ra những cái nhìn chủ quan, cảm tính khi đánh giá nhân viên. Điều này sẽ khiến mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản lý lục đục, tranh cãi trong kỳ đánh giá. Trong lúc đánh giá bạn nên đưa ra những bằng chứng cụ thể để nhân viên chấp nhận, không dẫn đến tình trạng “không phục” nhà quản lý. Ví dụ bạn đánh giá nhân viên có năng lực giao tiếp kém, bạn nên kèm theo những tình huống cụ thể trong suốt quá trình làm việc của họ mà bạn quan sát được.

danh-gia-nhan-vien-8-loi-nha-quan-ly-thuong-gap-hinh-anh-1

 

Đừng đánh giá nhân viên một cách chủ quan

 

2. Đánh giá nhân viên muộn hay trì hoãn kỳ đánh giá

Nhà quản lý không nên trì hoãn hay đánh giá muộn, điều này gây ấn tượng xấu với nhân viên. Họ sẽ thấy việc đánh giá nhân viên không phải ưu tiên của cấp trên và không hứng thú tham gia vào quá trình đánh giá.

3. Đánh giá nhân viên một cách đột ngột

Nếu một nhân viên bị quản lý đánh giá kém vào cuối năm, họ nên được chỉ ra những sai sót tại thời điểm nhân viên mắc lỗi hay đánh giá giữa kỳ. Không nên để nhân viên nhận thấy những điểm yếu của mình tại kỳ đánh giá cuối cùng. Như vậy, chỉ làm cho họ chỉ trích bạn và có thái độ bất hợp tác với bạn hơn. Việc đánh giá nên chia theo tháng, quý để nhân viên có thể biết được ngay thiếu sót của mình và cố gắng thay đổi.

4. Đánh giá nhân viên không chú trọng vào những thành tích gần nhất

Đánh giá kiểu này được cho là thiếu công bằng. Nhà quản lý cần đánh giá thường xuyên về việc hoàn thành công việc trong suốt cả năm và nên đưa tất cả vào buổi thảo luận đánh giá.

5. Đánh giá nhân viên không mang tính xây dựng

Hầu hết nhân viên đều không thích nhận lời phê bình từ cấp trên của mình. Tuy nhiên, những phê bình mang tính xây dựng sẽ được nhân viên tiếp nhận hơn. Bởi vì, nó đưa ra định hướng, cách thức giúp nhân viên cải thiện. Sẽ là thiếu sót trầm trọng nếu nhà quản lý chỉ đưa ra những chỉ trích mà thiếu đi lời khuyên. Bạn nên cố gắng đưa ra những phản hồi tích cực để khuyến khích nhân viên cải thiện và cho nhân viên thấy được vai trò quan trọng của họ.

6. Đánh giá nhân viên mà không đề ra kế hoạch tiếp theo

Nếu nhận ra những thiếu sót của nhân viên và kịp thời điều chỉnh trong buổi đánh giá sẽ là một việc rất tốt của lãnh đạo. Việc này bao gồm chuẩn bị kế hoạch phát triển, đào tạo, luân chuyển công tác, tăng trách nhiệm, tăng dự án mới hoặc những phần công việc khác… Những cam kết của lãnh đạo về việc cải thiện tình hình của nhân viên sẽ là một cách hay để nhân viên có niềm tin vào lãnh đạo. Hãy nhớ, bạn nên thực hiện những cam kết đó đến cùng, đừng bỏ giữa chừng.

danh-gia-nhan-vien-8-loi-nha-quan-ly-thuong-gap-hinh-anh-2

 

Nên đề ra kế hoạch tiếp theo cho nhân viên thực hiện

 

7. Không chuẩn bị kĩ càng

Nếu quản lý không chuẩn bị chu đáo cho kỳ đánh giá thì sẽ nhận lại các phản hồi rằng buổi đánh giá này thiếu tin cậy, thiếu bằng chứng, chất lượng kém. Vì vậy, hãy chắc chắn trước buổi đánh giá, các tài liệu và thông tin liên quan nên được chuẩn bị rõ ràng.

8. Đánh giá nhân viên dựa vào thành kiến cá nhân

Theo như tổ chức The U.S. Equal Employment Opportunity Commission đã tiến hành một nghiên cứu và nhận thấy rằng “Nhà quản lý có xu hướng ưu ái những nhân viên có những hành vi giống mình”. Một ví dụ rất dễ hiểu, nếu như một người quản lý thích cấp dưới giao tiếp với khách hàng bằng điện thoại nhưng họ lại thích sử dụng email, skype,… điều này tạo nên sự khác biệt trong phong cách. Tuy nhiên, nếu nhân viên mang về doanh thu cao, điểm số hài lòng khách hàng tốt thì nhà quản lý không nên xem đây là nguyên nhân chính để đánh giá nhân viên.

Trên đây là những sai lầm mà nhà quản lý thường hay gặp phải khi đánh giá nhân viên. Việc đánh giá nhân viên công tâm và chính xác sẽ giúp nhân viên của bạn nhìn nhận những thiếu sót của bản thân và cải thiện chúng. Đồng thời, nhà quản lý cũng thấy được thiếu sót trong quá trình quản lý của mình và đưa ra hướng khắc phục.

BigWorks Tổng hợp.

 Bài viết thuộc chủ đề Dành cho nhà tuyển dụng