3 lý do để bạn xem xét việc sa thải nhân viên giỏi nhất

1. Nhân viên giỏi hay coi thường kỷ luật

Những nhân viên giỏi chắc chắn sẽ được sếp ưu ái nhiều hơn. Điều này khiến họ tỏ ra hống hách và có thái độ coi thường kỷ luật. Họ ỷ lại và trở nên ngạo mạn, kiêu căng. Họ đi trễ và về sớm bởi họ nghĩ rằng mình có những kỹ năng hơn người và được sếp giao cho trọng trách lớn lao. Nếu tình trạng này diễn ra sẽ khiến nhân viên bất mãn và trở nên coi thường nhà quản lý. Và như vậy, những nhân viên giỏi của công ty lại trở thành những tấm gương vô kỷ luật cho đội ngũ nhân sự.

3-ly-do-de-ban-xem-xet-viec-sa-thai-nhan-vien-gioi-nhat-hinh-anh-1

 

Nếu nhân viên giỏi coi thường kỷ luật bạn nên sa thải để tránh vấn đề “con sâu làm rầu nồi canh”

 

Nhà quản lý nên thẳng thừng phê phán trước các buổi họp, thậm chí có biện pháp kỉ luật dù họ có là những người tốt nhất đi chăng nữa. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, tốt nhất bạn nên sa thải những nhân viên này để tránh dẫn đến việc lây lan tình trạng coi thường kỉ luật cho cả công ty.

2. Nhân viên giỏi thường “kéo bè kết phái”

Thay vì dùng khả năng của mình để gắn kết nhân viên trong công ty thì một số nhân viên giỏi lại kéo bè, kết phái hoặc nói xấu đồng nghiệp. Họ luôn tự cho mình quyền hành cao nhất trong nhóm mà áp đặt công việc cho những nhân viên khác. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đoàn kết, trật tự của công ty. Trách nhiệm của người quản lý trong tình huống này là phải dập tắt được tình trạng kéo bè, tách nhóm, thậm chí có thể cảnh cáo, sa thải nhân viên giỏi của mình.

3-ly-do-de-ban-xem-xet-viec-sa-thai-nhan-vien-gioi-nhat-hinh-anh-2

 

Nếu họ cố tình chia rẽ nội bộ công ty thì bạn cũng nên xem xét sa thải họ

 

3. Luôn đề ra các “yêu sách” khiến bạn đau đầu

Những nhân viên giỏi luôn luôn đề ra những yêu sách khiến quản lý đau đầu. Mặc dù những đãi ngộ dành cho nhân viên giỏi là điều cần thiết để giữ chân họ nhưng sự đãi ngộ này vẫn cần có giới hạn dựa trên kỉ luật, chế độ lương bổng của doanh nghiệp. Khi nhân viên của bạn đang đánh giá quá cao bản thân mình và cho rằng không ai có thể thay thế họ thì điều bạn cần làm giúp họ thay đổi lại suy nghĩ của mình. Và trực tiếp sa thải đôi khi lại là biện pháp cứng rắn và hữu ích có tác dụng cảnh cáo với những nhân viên tiếp theo.

Muốn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thì việc sa thải những nhân viên giỏi nhưng thiếu văn hóa, thiếu kỷ luật là điều cần thiết. Có thể việc sa thải này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu trong thời gian đầu nhưng nó có tác dụng củng cố lại kỷ luật cho công ty của bạn. Đôi khi sa thải những nhân viên giỏi nhất lại là quyết định sáng suốt của nhà quản lý.

Bigworks Tổng hợp.

 Bài viết thuộc chủ đề Dành cho nhà tuyển dụng