10 điều bạn không nên làm khi sa thải nhân viên

Sa thải nhân viên chắc chắn rất căng thẳng, không chỉ cho nhân viên bị sa thải mà còn cho cả bạn, người làm nhân sự của công ty. Và dù bạn có cố gắng “đánh tiếng” nhắc nhở về chất lượng công việc của nhân viên như thế nào thì hầu hết họ sẽ không tin rằng họ thực sự sẽ bị sa thải. Điều này thường không phải không có nguyên nhân khiến họ tin như vậy vì hầu hết các nhà tuyển dụng đều phải đợi rất lâu thì mới gặp một trường hợp như vậy.

Khi một nhân viên không làm tốt trách nhiệm của mình thường sẽ nghĩ bạn rất trọng dụng họ mới tuyển họ vào công ty, hay nghĩ rằng họ là một người có nhân cách tốt, tuyển họ vào sẽ giúp thúc đẩy công việc của những nhân viên khác tốt hơn. Sự thật thì chắc chắn bạn – nhà tuyển dụng biết rõ những gì họ đang nghĩ, nhưng không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng nghĩ ra được những lý do để sa thải nhân viên nếu nhân viên không hề xuất hiện hay có mặt tại công ty 1 ngày trong tuần.

Vậy nếu họ gần như không tới công ty và bỏ bê công việc, bạn sẽ dùng những cách gì để cảnh cáo họ? Dưới đây sẽ là 10 cách bạn không nên làm khi sa thải một nhân viên.

1. Đừng sa thải nhân viên khi bạn không nói chuyện trực tiếp với họ

Chắc chắn một nhân viên sẽ không chấp nhận nổi việc mình bị đuổi việc qua email, cuộc gọi, tin nhắn, hay một lá thư đặt trên bàn. Điều này dẫn đến việc họ có thể sẽ làm xấu hình ảnh công ty trong mắt người khác, nhất là trong thời đại mạng xã hội phát triển như bây giờ. Một người bị đuổi việc, đồng nghĩa với việc hàng trăm người khác đều biết đến công ty bạn đang sa thải nhân viên và tệ hơn, nó có thể trở thành lùm xùm nếu bạn không xử lý khéo léo.

Hãy cho họ cơ hội để bào chữa cho bản thân trong cuộc gặp mặt thẳng thắn. Điều này vừa giúp bạn trở nên công tâm, vừa giúp nhân viên nghĩ rằng nhà tuyển dụng hoàn toàn rất tôn trọng họ dù cho họ sắp bị đuổi.

2. Bạn nên đánh tiếng về việc sẽ sa thải nhân viên đó, đừng hành động quá đột ngột

Không có điều gì làm một nhân viên tức giận hơn việc họ không biết rằng họ bị sa thải. Nếu không phải do căng thẳng từ những cuộc cãi vã hay bất đồng như giọt nước tràn ly, thì một nhân viên nên được sếp nhận xét về quá trình và kết quả làm việc của họ thường xuyên. Điều này rất cần thiết khi bạn đưa ra quyết định sa thải một ai đó, hãy cố bình tình và phân tích lý do chất lượng công việc của họ kém là nguyên nhân khiến họ bị sa thải.

10-dieu-ban-khong-nen-lam-khi-sa-thai-nhan-vien-hinh-anh-1

 

Hãy luôn thông báo trước rằng nhân viên sẽ bị sa thải nếu họ không làm tốt công việc

 

Nếu bạn nghĩ rằng nhân viên chắc chắn sẽ tiến bộ sau quá trình nhận xét, thì hãy đưa cho họ một bản chiến lược cải thiện công việc để họ và bạn cùng đánh giá. Với chiến lược này, nếu nhân viên cảm thấy họ không đạt được những mục tiêu họ và bạn đặt ra, họ sẽ tự khắc rời khỏi vị trí. Như vậy, quá trình sa thải một nhân viên sẽ dễ dàng và thuyết phục hơn rất nhiều.

Hãy luôn thông báo trước rằng nhân viên sẽ bị sa thải nếu họ không làm tốt công việc

3. Luôn nhớ đưa một nhân chứng – người giám sát nhân viên bị sa thải để quá trình sa thải trở nên công bằng hơn

Ở Mỹ, một nhân viên bị sa thải sẽ được mời luật sư bào chữa cho mình. Vậy thì ở Việt Nam, bạn cũng nên có một quan tòa công tâm để giúp cho hai bên xử lý quá trình sa thải một cách hòa thuận.

Hãy mời quản lý của nhân viên nhận xét trước, về những điểm tốt và không tốt của nhân viên. Sau đó hãy mời và nói chuyện trực tiếp với các nhân viên khác trong cùng bộ phận để đánh giá về chất lượng công việc. Qua nhiều vòng phản ánh như vậy, bộ phận nhân sự chắc chắn có nhiều lý do để cân nhắc về quyết định của mình, cũng như đảm bảo sự công bằng và độ tin cậy của bạn – người làm nhân sự với nhân viên của mình.

4. Đừng kéo dài cuộc nói chuyện khi sa thải nhân viên

Nếu bạn đã gặp nhân viên để nhận xét và đánh giá quá trình làm việc của họ nhiều lần và họ vẫn không cải thiện, thì không có lý gì phải lặp đi lặp lại sự thất vọng ấy bằng cách kéo dài thời gian sa thải.

Chưa kể mỗi nhân viên đều sẽ hỏi bạn tại sao họ bị sa thải, hãy luôn có một lời giải thích đầy đủ nhưng đầy thuyết phục và đúng trọng tâm mà không đổ lỗi cho bất cứ ai, kể cả nhân viên bị sa thải.

Bạn có thể nói: “Chúng ta đã thảo luận rất nhiều về kết quả và quá trình làm việc của anh. Nhân sự đang trong quá trình kết thúc hợp đồng vì biểu hiện và kết quả công việc của anh không đạt được mục tiêu và nguyên tắc công ty đề ra. Nhân sự mong anh sẽ thành công trong công việc tương lai và tìm được vị trí phù hợp hơn với bản thân. Anh có đầy đủ các yếu tố để thành công và chúng tôi tin anh sẽ giúp cho công ty tương lai phát triển”.

5. Đừng khiến họ nghĩ rằng quyết định sa thải không phải là quyết định cuối cùng

Những nhà quản lý nhân sự thường rất quan tâm đến cảm xúc của nhân viên trong công ty, ngay cả với nhân viên bị sa thải. Điều này sẽ khiến nhân viên nghĩ họ vẫn còn cơ hội sau khi quyết định được đưa ra.

10-dieu-ban-khong-nen-lam-khi-sa-thai-nhan-vien-hinh-anh-2

 

Đừng để nhân viên nghĩ ràng quyết định cho nghỉ việc có thể thay đổi

 

Tiếp cận nhân viên bằng sự tử tế, quan tâm nhưng những lời nói phải chắc chắn và thẳng thắn. Sau khi gặp mặt, hãy nói với nhân viên rằng bạn sẽ chấm dứt hợp đồng với cô ấy, và đây là quyết định cuối cùng.

6. Đảm bảo nhân viên rời công ty mà không mang theo bất cứ tài sản nào của công ty

Công ty luôn có những quy tắc về món đồ nào là tài sản được mang đi và phải trả lại như máy tính cá nhân, di động, chìa khóa bàn, tủ làm việc. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng anh ấy trả lại mọi thứ. Nếu không, hãy sắp xếp cuộc gặp mặt nhẹ nhàng và mang những thứ đó về lại công ty.

7. Không nên để nhân viên cũ tự do đi lại tại văn phòng công ty

Nhiều nhân viên cảm thấy khó chịu khi họ bị sa thải. Thỉnh thoảng, họ khóc hoặc họ sẽ gặp mặt những nhân viên khác trong phòng để than thở và trách móc ngay tại văn phòng. Điều này thực sự không nên. Hãy chắc chắn bạn lưu giữ cẩn thận các tài liệu, đồ vật và thường xuyên gắn kết các nhân viên còn lại trong phòng để giữ chân những nhân tài và tránh việc chảy máu chất xám.

8. Đóng toàn bộ truy cập vào hệ thống của công ty với nhân viên sa thải

Hãy đóng tài khoản email, mật khẩu của nhân viên sa thải với hệ thống công ty. Điều này vừa để bảo mật cũng vừa để những thông tin này không ảnh hưởng đến công việc sau của họ.

Nếu họ rời công ty trong sự tức giận và để lại những bình luận không hay thì cách tốt nhất là xóa nó và gửi một lời tạm biệt trân trọng từ nhân viên bị sa thải đến toàn bộ nhân viên khác trong công ty.

9. Kết thúc buổi gặp mặt sa thải trong một thái độ tích cực

Không ai muốn làm tổn thương lòng tự trọng của nhân viên. Sự thật thì ai cũng thích được nói về những thứ họ sẽ làm được trong tương lai. Vì vậy, nếu bạn cho phép nhân viên tự rời khỏi vị trí, hãy giúp họ tìm những công việc tiếp theo bằng cách nói rằng cống hiến của họ rất đáng trân trọng và tự tin rằng họ có thể tìm được công việc tốt khác trong tương lai.

10. Đừng sa thải nhân viên khi không có checklist trong tay

Checklist về những mục tiêu, biểu hiện và kết quả làm việc của nhân viên sẽ giúp bạn sắp xếp và theo dõi lý do bạn đuổi việc nhân viên. Nó sẽ là bằng chứng cho việc bạn có đầy đủ lý do để chấm dứt hợp đồng cũng như những điểm yếu mà nhân viên đó đang mắc phải. Điều này giúp họ trong tương lai và giúp nhân sự trở nên rõ ràng trong mắt họ.

Với 10 điều bạn không nên làm khi sa thải nhân viên, Tìm Việc Nhanh hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều cách ứng xử khéo léo để quá trình sa thải diễn ra thuận lợi, để hình ảnh công ty vẫn tốt đẹp trước các ứng viên và nhân viên công ty, và còn để lại những kỷ niệm và hồi ức đẹp cho nhân viên không còn làm ở công ty.

BigWorks Tổng hợp.

 Bài viết thuộc chủ đề Dành cho nhà tuyển dụng