Nhà tuyển dụng cần lưu ý điều gì khi sa thải nhân viên?

Lên kế hoạch trước thời gian

Khi một nhân viên nào đó có thái độ hoặc hiệu suất làm việc kém và bạn buộc phải tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động với đói tượng này, việc đầu tiên cần làm là bạn phải chủ động sắp xếp mọi việc trước và chuẩn bị tài liệu để trả lời câu hỏi của nhân viên bị sa thải. Tiếp theo hãy thông báo chính thức tin tức này càng sớm càng tốt. Tin đồn về việc sa thải có thể là nỗi ám ảnh của nhân viên vì vậy nếu công ty đã có quyết định chính thức hãy truyền đạt lại cho nhân viên kịp thời để họ không bị bất ngờ và có thể sắp xếp công việc cho bản thân.

Nhà-tuyển-dụng-cần-lưu-ý-điều-gì-khi-sa-thải-nhân-viên-hình-ảnh-1.png

 

Bạn cần thông báo quyết định sa thải cho nhân viên càng sớm càng tốt

 

Hãy đặt mình vào vị trí của người khác

Là một nhà tuyển dụng khi chuẩn bị tiến hành chấm dứt hợp đồng hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về cảm xúc của nhân viên. Thật không vui chút nào nếu như biết mình sắp bị công ty sa thải, đó là tâm lý chung của bất cứ nhân viên nào. Sợ hãi, tức giận, căng thẳng và xấu hổ có lẽ chỉ là một vài trong số những cảm xúc mà đối phương bộc lộ trong thời điểm này. và cho dù thế nào đi nữa, bạn cần giữ bình tĩnh và đối xử với họ một cách tôn trọng nhất. Điều này có nghĩa là cho nhân viên của bạn một chút thời gian để thích nghi và bàn giao công việc trước khi rời đi. Chẳng hay ho gì khi phải khiến nhân viên phải xấu hổ khi phải dọn dẹp bàn làm việc của mình cả.

Không lan truyền tin đồn

Tạo thói quen không lan truyền tin tức về việc sa thải nhân viên với các bộ phận khác. Hãy tưởng tượng nếu nhân viên đó biết được rằng những đồng nghiệp đang bàn tán về việc bị sa thải, điều này không những tạo nên cảm xúc tiêu cực cho anh ấy hoặc cô ấy mà nó còn thể hiện bạn là một nhà tuyển dụng không chuyên nghiệp, không tôn trọng nhân viên và có tính “buôn chuyện”. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh những tin đồn về việc sa thải nhân viên sau khi họ rời đi, đơn giản là vì bạn tôn trọng nhân viên. Hơn nữa, những hành động này cũng góp phần tạo nên văn hóa tốt đẹp trong tổ chức của bạn mà bạn là người dẫn đầu tạo ra văn hóa ấy.

Nhà-tuyển-dụng-cần-lưu-ý-điều-gì-khi-sa-thải-nhân-viên-hình-ảnh-2.png

 

Không bàn tán về nhân viên bị sa thải kể cả sau khi họ rời công ty

 

Cung cấp hỗ trợ trong khả năng của bạn

Bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cách nhân viên cảm thấy khi cuộc họp chấm dứt. Nếu bạn có thể, hãy cung cấp cho họ thông tin có thể giúp sau khi chấm dứt, chẳng hạn như một gói thông tin về việc nộp đơn thất nghiệp và có được bảo hiểm y tế tạm thời. Nếu việc chấm dứt là kết quả của việc sa thải, hãy gia hạn đề nghị để hỗ trợ sắp xếp công việc mới nếu bạn có thể hoặc đưa ra các lời đề nghị khác mà bạn biết là có ích cho nhân viên lúc này.

Đối mặt với nhân viên khi sa thải thật không dễ dàng chút nào đặc biệt là khi nhân viên đó là do mình tuyển vào ban đầu. Tuy nhiên, khi không thể nào thay đổi kết quả bạn vẫn có thể giữ được mối quan hệ tốt với nhân viên này thông qua những hành động trên.

BigWorks Tổng hợp.

 Bài viết thuộc chủ đề Dành cho nhà tuyển dụng