6 điều nhà lãnh đạo không nên bắt buộc nhân viên của mình

1. Làm việc cường độ cao 

Một số doanh nghiệp có những thời kỳ làm việc cao độ, đặc biệt là vào những thời kỳ như cuối năm hoặc cuối mỗi quý kinh doanh. Mọi kế toán thuế đều biết rằng họ sẽ không có thời gian cho bản thân từ cuối tháng 2 đến 15 tháng 4 nhưng đó là một phần của công việc. Thỉnh thoảng có một thời hạn đòi hỏi phải có thêm sự thúc đẩy, nhưng sẽ không ổn khi cố đẩy nhân viên của bạn bằng cách khiến họ làm việc nhiều giờ hơn so với thỏa thuận khi họ đăng ký làm việc.

Nếu bộ phận của bạn không hoàn thành công việc trong 8 giờ mỗi ngày (hoặc bất kỳ tiêu chuẩn nào dành cho ngành của bạn), bạn nên nghĩ đến việc thuê thêm nhân viên hoặc thay đổi các ưu tiên.

6-điều-nhà-lãnh-đạo-không-nên-bắt-buộc-nhân-viên-của-mình-hình-ảnh-1.png

 

Bắt nhân viên làm việc cường độ cao không tạo ra hiệu quả tốt

 

2. Yêu cầu họ làm những công việc không có trong hợp đồng

Trước khi bắt đầu kí kết hợp đồng lao động, bạn và nhân viên đã có những thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể một cách rõ ràng. Điều này đồng nghĩa với việc họ chỉ có nhiệm vụ thực hiện những công việc được nhắc đến trong bảng mô tả cũng như hợp đồng lao động. Vì thế bạn không thể bắt ép họ làm những yêu cầu khác, ví dụ dọn dẹp văn phòng hay nhận hàng từ người giao hàng. Nếu có nhân viên tình nguyện làm giúp bạn những vấn đề này thì không có gì đáng nói, ngược lại đừng phân công việc này như là điều hiển nhiên cho một ai đó nếu không muốn trở thành người sếp vô lý trong mắt cấp dưới của mình.

 3. Hủy bỏ thời gian nghỉ phép của nhân viên

Đôi khi kết quả kinh doanh của công ty không như mong muốn và những sự cố có thể xảy ra một cách bất ngờ. Tất cả những việc này đều là kết quả của sự thiếu kế hoạch và đề phòng rủi ro. Do đó, đừng yêu cầu nhân viên của mình phải từ bỏ thời gian nghỉ phép của họ để cùng bạn giải quyết vấn đề, đặc biệt nếu như họ đã có kế hoạch từ trước và đã chuẩn bị chu đáo cho kỳ nghỉ của mình.

4. Tham gia các sự kiện ngoài lề

Trong một số môi trường làm việc yêu cầu có những sự kiện cần sự tham gia của đông đảo mọi người. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng yêu thích tiệc tùng và giao tiếp với người khác, đặc biệt là những người có tính cách hướng nội. Vì vậy với những sự kiện không liên quan đến công việc đừng tạo sức ép cho cấp dưới của mình phải tham gia khi họ không hào hứng. Thay vào đó, bạn có thể mở rộng sự kiện, tạo không khí thân mật như tiệc sinh nhật nhân viên, vinh danh những cá nhân xuất sắc,… hoặc những sự kiện mang tính giải tỏa căng thẳng như đi dã ngoại cùng công ty. Bạn cũng có thể nhờ đến các đồng nghiệp vận động, lôi kéo nhân viên đó tham gia cùng.

6-điều-nhà-lãnh-đạo-không-nên-bắt-buộc-nhân-viên-của-mình-hình-ảnh-2.png

 

Không nên bắt ép nhân viên tham gia các hoạt động không liên quan đến công việc

 

 5. Làm việc khi đang bị ốm

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu nhân viên của bạn chỉ cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, với các bệnh nặng hơn như sốt, nôn mửa hoặc các tình trạng lây nhiễm khác, hãy để nhân viên phục hồi hoàn toàn trước khi trở lại công việc. Nếu bạn bắt ép họ đi làm trong khi sức khỏe không ổn định thì hiệu quả làm việc cũng không tốt. Không những thế, nó còn có thể lây bệnh sang những nhân viên còn lại.

6. Quyên góp từ thiện

Từ thiện là một hành động đầy tính nhân văn và có rất nhiều công ty muốn nhân viên cùng tham gia vào hoạt động từ thiện. Nhưng nếu cấp dưới của bạn không muốn quyên góp một phần tiền lương vào hoạt động công ích này, đừng nên ép họ cho dù họ có mức lương khá tốt.

Trên đây là 6 điều nhà lãnh đạo không nên bắt ép nhân viên của mình dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hiệu suất và thái độ của nhân viên hoàn toàn phụ thuộc vào cách quản lý của bạn. Thay vì tạo áp lực hãy tạo môi trường thoải mái để nhân viên làm việc và phát triển.

BigWorks Tổng hợp.

 Bài viết thuộc chủ đề Dành cho nhà tuyển dụng