Làm thế nào để truyền cảm hứng làm việc nhiệt tình cho nhân viên của bạn?

1. Cùng nhân viên đưa ra mục tiêu làm việc

Một điều quan trọng trong việc làm để giữ cho nhân viên có động lực và hứng thú với công việc chính là thôi thúc họ tự đặt ra mục tiêu làm việc. Điều này nên được thực hiện vào những buổi họp cả đội vào đầu tuần. Một mục tiêu rõ ràng cho cả đội sẽ giúp nhân viên của bạn làm việc trong sự hào hứng và nhiệt tình hơn rất nhiều.

2. Nhận xét về chất lượng làm việc của nhân viên

Một trong những lý do chính khiến nhân viên mất sự nhiệt tình trong công việc là vì họ không nhận được bất kỳ phản hồi tích cực nào từ cấp trên của mình. Một email cảm ơn toàn bộ nhân viên đã làm thêm giờ vào cuối tuần, hay khen thưởng một ai đó trong cuộc họp nhân viên đầu tuần sẽ làm cho nhân viên của bạn hào hứng làm việc hơn ai hết.

lam-the-nao-de-truyen-cam-hung-lam-viec-nhiet-tinh-cho-nhan-vien-cua-ban-hinh-anh-1

 

Luôn khuyến khích nhân viên đặt ra mục tiêu làm việc và quản lý sẽ là người nhận xét về mục tiêu đó

 

3. Trở thành người giúp đỡ họ

Các nhân viên luôn muốn được thăng chức sau một quá trình dài họ làm việc ở công ty. Mở ra cơ hội phát triển cá nhân có thể giúp nhân viên có động lực hơn trong công việc. Bạn hãy cung cấp cho họ những thông tin và nhận xét mang tính tích cực về hiệu quả làm việc cũng như những vị trí mà công ty sắp mở để nhân viên có thêm động lực phấn đấu cho vị trí mới.

Một nhà quản lý tài ba luôn biết cách đứng về phía nhân viên của mình. Hãy thẳng thắn trò chuyện với họ về những kỹ năng cần có để hoàn thành tốt công việc. Bạn cũng đừng ngại hỏi họ nếu họ có bất kỳ mong muốn trợ giúp trong công việc từ bạn. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được hỗ trợ nhiệt tình và thêm yêu công việc.

4. Sự chia sẻ chân thành

Không một nhân viên nào muốn bị tách biệt ra khỏi nhóm khi làm việc. Giao tiếp cởi mở trong công việc sẽ giúp họ cảm thấy mình là một nhân tố quan trọng trong đội và tôn trọng công việc hơn. Nếu công ty có bất kỳ chính sách thay đổi về công việc thì bạn hãy là người đầu tiên truyền đạt đến nhân viên một cách chuyên nghiệp và kịp thời. Một ví dụ thể hiện rõ nhất việc có thể tạo động lực trong công việc cho nhân viên là thông báo sẽ có một buổi tiệc tri ân nhân viên sau một năm làm việc không ngừng nghỉ. Điều này chắc chắn sẽ giúp họ có động lực làm việc.

5. Xây dựng teamwork

Nhà lãnh đạo tài giỏi luôn biết cách kết nối các thành viên trong đội cả khi làm việc lẫn khi trò chuyện, nghỉ ngơi. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn gắn kết nhân viên của mình bằng cách mời họ đi ăn sau một tuần làm việc căng thẳng. Trong cuộc hội thoại giữa bạn và nhân viên, hãy cố gắng nhắc tên mỗi người để họ thấy mình trở nên quan trọng và chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống cùng nhau.

lam-the-nao-de-truyen-cam-hung-lam-viec-nhiet-tinh-cho-nhan-vien-cua-ban-hinh-anh-2

 

Teamwork giúp tạo động lực rất lớn cho nhân viên

 

Bạn nên khuyến khích nhân viên làm việc, hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau. Tình bạn thân thiết giữa các nhân viên có thể giúp họ hiểu nhau hơn khi làm việc. Hơn nữa, khi họ làm việc trong một nhóm, nhân viên có thể truyền cảm hứng và sự nhiệt tình lẫn nhau.

6. Đối mặt với những thứ làm mất sự hào hứng trong công việc

Thời gian làm việc nhiều giờ hay tính chất công việc áp lực đều không làm các nhân viên mệt mỏi bằng một thành viên có biểu hiện kém và liên tục kêu than về công việc. Vấn đề ở đây là thái độ tiêu cực của họ có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến những người khác trong đội và khiến động lực của họ giảm xuống. Trong những trường hợp này, các nhà quản lý nên giải quyết vấn đề kịp thời và nhanh chóng. Sa thải nhân viên là một giải pháp nếu họ vẫn có thái độ chán ghét công việc và biểu hiện yếu kém trong chất lượng làm việc.

Vai trò của nhà quản lý trong việc tạo cảm hứng và truyền động lực làm việc cho nhân viên là rất lớn. Tìm Việc Nhanh hy vọng với bài viết này, bạn sẽ vận dụng những phương pháp trên để trở thành một nhà quản lý  tài giỏi.

BigWorks Tổng hợp.

 Bài viết thuộc chủ đề Dành cho nhà tuyển dụng