Luân chuyển công việc cho nhân viên, bí quyết phát triển nhân sự

Phát hiện những khả năng tiềm ẩn của nhân viên

Lợi ích dễ nhận thấy nhất của quá trình luân chuyển nhân sự sẽ giúp ích cho cả công ty và nhân viên. Những cọ xát thực tế trong quá trình làm việc sẽ khiến nhân viên khám phá ra những khả năng tiềm ẩn của mình. Đồng thời, nhà quản lý sẽ khai thác hết khả năng của nhân viên để cống hiến hết mình cho công việc. Một nhân viên marketing sau khi được sếp chuyển qua bộ phận kinh doanh thì cảm thấy hứng thú, họ làm việc cật lực và tăng doanh số bán hàng lên gấp đôi. Rõ ràng, nếu để anh ta yên vị trong vị trí nhân viên marketing anh ta sẽ không biết khả năng vượt trội của mình trong lĩnh vực kinh doanh. Một số công ty đã áp dụng chính sách này cho nhân viên của mình, đặc biệt là những nhân viên mới, những người còn chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa hoàn toàn “khám phá” được hết khả năng của mình.

luan-chuyen-cong-viec-cho-nhan-vien-bi-quyet-phat-trien-nhan-su-hinh-anh-1

 

Luân chuyển công việc giúp phát hiện những khả năng tiềm ẩn của nhân viên

 

Tránh nhàm chán trong công việc

Việc lặp đi lặp lại những công việc nhàm chán khiến họ mệt mỏi. Sự tẻ nhạt dẫn đến sự buồn chán trong công việc và làm thui chột khả năng sáng tạo và hứng khởi. Không còn sự sáng tạo, con người không còn “lửa” thì không thể có hiệu quả ở mức cao. Do đó, bạn nên nhanh chóng áp dụng mô hình này cho nhân viên của mình để đạt mức hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, bạn nên có một kế hoạch đánh giá rõ ràng. Các tiêu chí đánh giá nhân lực có thể phát triển cần phải hết sức rõ ràng bao gồm từ thành tích được định lượng, kinh nghiệm làm việc, năng lực đóng góp và kỹ năng mềm… Không chỉ vậy, các tiêu chí này phải được thống nhất từ cả hai phía người đánh giá và nhân viên được đánh giá mới có được đánh giá công tâm và chuẩn xác nhất.

luan-chuyen-cong-viec-cho-nhan-vien-bi-quyet-phat-trien-nhan-su-hinh-anh-2

 

Luân chuyển nhân viên để tránh nhàm chán trong công việc

 

Giúp nhân viên gắn kết hơn

Việc luân chuyển nhân viên sẽ giúp các bộ phận cảm nhận đầy đủ hơn những khó khăn của nhau, đôi khi chỉ có trải nghiệm họ mới hiểu chính xác những gì đồng nghiệp của mình trải qua thay vì ngồi một chỗ “phán xét”. Luân phiên trong công việc còn giúp nâng cao tinh thần đoàn kết và gắn bó trong nội bộ. Làm việc chung sẽ cho các nhân viên cơ hội hiểu nhau hơn trong khi thường ngày họ thậm chí không có cơ hội chào nhau. Một nội bộ gắn kết cũng là một nguồn sức mạnh lớn lao giúp doanh nghiệp phát triển bền vững ngay cả trong những tình huống khó khăn. Rõ ràng, nếu thực hiện đúng và đủ chính sách luân chuyển nhân viên sẽ là “một mũi tên trúng 2 đích”.

Thay vì đóng khung nhân viên ở một vị trí công việc cố định. Bạn nên thực hiện chính sách luân chuyển nhân viên vào những vị trí khác nhau trong công ty. Đây được xem là cách khuyến khích nhân viên chủ chốt, phát triển kỹ năng và giữ chân nhân viên trong thời buổi “khát” nhân sự như hiện nay.

BigWorks Tổng hợp.

 Bài viết thuộc chủ đề Dành cho nhà tuyển dụng