3 điều cần tránh khi đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Chỉ tập trung vào mặt tiêu cực

Mục đích của việc đánh giá hiệu suất là để cho nhân viên biết họ có ưu điểm gì cần phát huy và khuyết điểm nào cần được cải thiện, nhưng nếu bạn chỉ nhận xét về những khuyết điểm, nhân viên sẽ phản sinh ra cảm xúc tiêu cực và cho rằng cho dù họ có làm gì đi nữa vẫn không thể đúng ý bạn, tồi tệ hơn là có người sẽ bắt đầu suy nghĩ liệu họ có nên tiếp tục ở lại công ty nữa hay không hay sẽ tìm kiếm việc làm mới.

Do đó, khi bạn đưa ra đánh giá của mình hãy cố gắng dung hòa giữa những điều tích cực và tiêu cực. Ví dụ, nhân viên của bạn không giỏi trong việc thuyết trình do khả năng nói trước đám đông rất yếu, thay vì chỉ đề cập đến khuyết điểm ấy bạn có thể dành lời khen cho nội dung bài thuyết trình và cùng trao đổi với họ về các kỹ năng thuyết trình để đạt được kết quả tốt hơn. Như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy dễ chịu và phối hợp với bạn tích cực hơn.

3-dieu-can-tranh-khi-danh-gia-hieu-suat-lam-viec-cua-nhan-vien-hinh-anh-1

 

Không nên chỉ nói về khuyết điểm của nhân viên

 

Không đưa ra những giải pháp cụ thể

Là một người quản lý, công việc của bạn là làm cho nhân viên nhận ra những thiếu sót của mình để sửa chữa nó, nhưng chỉ dừng lại ở đó thì bạn không thể giúp họ phát triển hơn. Nếu bạn thật sự muốn nhân viên của mình tiến bộ, hãy đưa ra những đánh giá chân thành và gợi ý cho họ những cách giải quyết với những vấn đề mà họ đang đối mặt.

Ví dụ, nếu bạn đang hướng dẫn một nhóm công nghệ thông tin và có một nhân viên sơ sót dẫn đến lỗi hệ thống và các sự cố mạng. Thay vì chỉ trích sự bất cẩn của anh ấy bạn có thể giới thiệu một khóa học mở rộng kiến thức chuyên môn, đề nghị anh ấy hãy học nó và sẽ tuyệt vời hơn nếu công ty có thể hỗ trợ chi phí cho việc học này.

3-dieu-can-tranh-khi-danh-gia-hieu-suat-lam-viec-cua-nhan-vien-hinh-anh-2

 

Nên đưa ra giải pháp để giúp nhân viên tiến bộ hơn

 

Không cho nhân viên cơ hội phản hồi

Là một người quản lý bạn có thể đưa ra những nhận xét đối với nhân viên của mình nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên phải im lặng, chấp nhận những phản hồi của bạn. Đánh giá hiệu suất không nên chỉ xuất phát từ một phía mà hãy cho nhân viên cơ hội trả lời những nhận xét của bạn và giải đáp mọi thắc mắc của họ.

Một ví dụ như sau: nhân viên của bạn không thể hoàn thành dự án đúng thời hạn, họ có thể muốn giải thích với bạn rằng những thay đổi của những người có liên quan vào phút chót đã làm chậm trễ tiến độ công việc. Điều này tuy không thể thay đổi kết quả đánh giá nhưng nó có thể nhắc nhở bạn cải thiện vấn đề lớn hơn về quy trình làm việc trong công ty.

Đánh giá hiệu suất là một việc làm khá quan trọng, nó không những mang lại lợi ích cho nhân viên mà còn cho những người quản lý. Do đó, thay vì phải tạo ra sự căng thẳng bạn hãy tạo ra bầu không khí vui vẻ và có tính xây dựng, từ đó việc đánh giá của bạn sẽ trở nên chính xác và hiệu quả hơn.

BigWorks Tổng hợp.

 Bài viết thuộc chủ đề Dành cho nhà tuyển dụng