Ứng viên hẹn gặp nhưng không đến – phải làm gì?

Làm gì khi ứng viên không đến phỏng vấn?

Khi bạn đang cố gắng tìm kiếm ứng viên cho vị trí mình cần mà ứng viên biến mất khỏi phỏng vấn sẽ khiến bạn bực mình vì cảm thấy mình không được tôn trọng. Nhưng khi trường hợp này xảy ra rất có thể bạn đã làm sai ở đâu đó.

Nếu không may rơi vào trường hợp này, đừng vội “bỏ bom” điện thoại, tin nhắn hoặc mặc kệ ứng viên. Lời khuyên tốt nhất cho trường hợp này là bạn nên viết một email với nội dung như sau: “Như đã thống nhất về lịch hẹn phỏng vấn, chúng tôi đã chờ nhưng rất tiếc lại không thấy bạn tham gia. Chúng tôi buộc phải nhận định rằng bạn không có hứng thú với vị trí đang ứng tuyển. Nếu có bất kỳ lý do cụ thể về việc bạn không xuất hiện trong buổi phỏng vấn, chúng tôi mong được biết. Xin cảm ơn!”.

Dù nhận được phản hồi hay không thì hành động này cũng giúp nâng cao thương hiệu công ty của bạn. Hãy cho ứng viên thấy bạn là nhà tuyển dụng sẵn sàng nghe họ nói vì rất có thể họ có lý do chính đáng để trễ hẹn phỏng vấn với bạn.

Vì sao ứng viên không đến phỏng vấn và cách hạn chế

Ứng viên đã nhận lời làm việc ở nơi khác

Một thực tế là các ứng viên khi tìm việc không chỉ chọn một nơi để nộp CV. Bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều công ty khác để thu hút được ứng viên về công ty của mình.

ung-vien-hen-gap-nhung-khong-den-phai-lam-gi-hinh-anh-1

 

Phải làm thì khi ứng viên “bùng” lịch phỏng vấn là điều nhiều nhà tuyển dụng đau đầu

 

Trong trường hợp này, bạn nên rút ngắn thời gian tuyển dụng. Nếu đó là một ứng viên tiềm năng, hãy nhanh chóng đặt lịch hẹn phỏng vấn với họ. Thời gian càng lâu, càng có nhiều khả năng họ đã được một công ty khác lựa chọn rồi.

Ứng viên chưa sẵn sàng về tâm lý và kiến thức

Có những ứng viên vì lý do nào đó mà chưa tìm hiểu về công ty nên sinh ra tâm lý lo ngại, sợ mình không hoàn thành tốt buổi phỏng vấn nên đã bỏ ngay từ đầu. Những sinh viên mới ra trường, người ít kinh nghiệm sẽ dễ rơi vào trường hợp này.

Một vài lời khuyên thực tiễn có thể áp dụng cho tình trạng này là:

  • Ghi rõ thông tin về những yêu cầu công việc để ứng viên hiểu rõ về vị trí
  • Ghi rõ yêu cầu để ứng viên chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
  • Gọi điện trước buổi phỏng vấn để có thể lọc ứng viên không phù hợp
  • Phỏng vấn qua internet được nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn để tiết kiệm thời gian và tránh việc ứng viên thay đổi quyết định
Ứng viên bận việc quan trọng đột xuất/ quên lịch phỏng vấn

Thông thường, khi có việc đột xuất thì ứng viên sẽ gọi điện báo trước nhưng không ít trường hợp vì quá bận nên họ quên mất việc báo cho nhà tuyển dụng. Để hạn chế tình trạng này, nhà tuyển dụng nên chủ động gọi điện nhắc ứng viên trước một ngày phỏng vấn

Ứng viên không đến phỏng vấn và bài học chiến lược cho nhà tuyển dụng

Có rất nhiều lý do khiến một ứng viên “biến mất” trước giờ phỏng vấn nên nhà tuyển dụng cần có nhiều chiến thuật để xử lý trường hợp này. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng.

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng không phải là việc làm quá phức tạp khi nó được thể hiện ở hành động của bạn đối với những ứng viên tiềm năng của mình. Khi có được một thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn các công ty khác và việc ứng viên từ bỏ vị trí tại công ty bạn là một điều khó xảy ra.

Bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như gửi email phản hồi tới ứng viên sau từng vòng loại, đầu tư một trang tuyển dụng chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin là cách giúp công ty bạn ghi điểm trong mắt ứng viên.

Việc ứng viên “bùng” lịch hẹn phỏng vấn không phải là vấn đề hiếm gặp hiện nay. Hy vọng với những bí quyết trên sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp và hạn chế được tình trạng ứng viên hẹn nhưng không tới phỏng vấn nhé.

BigWorks Tổng hợp.

 Bài viết thuộc chủ đề Dành cho nhà tuyển dụng