7 cách quản lý chi tiêu hiệu quả mà bạn cần biết

Thực tế cho thấy, có nhiều bạn trẻ có thu nhập rất cao nhưng vẫn rơi vào tình trạng “cháy túi” chỉ sau vài ngày nhận lương. Nguyên nhân chính là do họ chưa biết cách quản lý chi tiêu hiệu quả, tiêu xài phung phí và không có tính toán. Vậy làm thế nào để có thể quản lý chi tiêu một cách hiệu quả nhất?

1. Hãy suy nghĩ kĩ trước khi chi tiền

Mình có thực sự cần tới món đồ đó hay không? Mua về để làm gì? Có cần thiết phải mua ngay hay không? Hãy hỏi những câu hỏi đó trước khi bạn mua và chắc chắn rằng việc mua nó không làm cho bạn “cháy túi”. Vậy nên, lời khuyên dành cho bạn: Đừng mua thứ mà mình muốn hãy mua thứ mà mình cần.

7-cach-quan-ly-chi-tieu-hieu-qua-ma-ban-can-biet-hinh-anh-1

 

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi chi tiền

 

2. Dùng sổ tay để quản lý chi tiêu của mình

Hãy lập ra một cuốn sổ tay để quản lý chi tiêu của mình hiệu quả hơn. Trong cuốn sổ đó, bạn nên chia thành các cột dự kiến và thực tế chi tiêu. Chẳng hạn, lương tháng của bạn là 9 triệu VNĐ, hãy phân bổ số tiền này vào các mục cụ thể. Định kỳ hãy tổng hợp lại, xem tháng này bạn có bội chi quá 9 triệu VNĐ hay không? Và bạn có chi tiêu quá tay vào những mục nào không? Sau đó, bạn nên rút kinh nghiệm trong tháng tiếp theo để có thể quản lý chi tiêu hiệu quả.

Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng di động để kiểm soát ngân sách của chính mình hiệu quả hơn. Những ứng dụng này thì tiện lợi và dễ sử dụng nên bạn hoàn toàn yên tâm.

3. Ưu tiên chi trả các khoản chi phí cố định

Các khoản chi phí cố định có thể là tiền nợ ngân hàng, tiền thuế, tiền thuê nhà… bạn cần phải ưu tiên chi trả những khoản này trước. Có như vậy, bạn mới hạn chế tối đa được các khoản lãi vay, nợ phát sinh làm thâm hụt ngân sách trong tương lai.

4. Tiết kiệm thông minh

Người chi tiêu thông minh sẽ không chỉ tiêu tiền đúng cách mà còn biết lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lai. Bạn nên để dành một khoản tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu, thất nghiệp, giáo dục, các kế hoạch trong tương lai và các tình huống khẩn cấp phát sinh.

7-cach-quan-ly-chi-tieu-hieu-qua-ma-ban-can-biet-hinh-anh-2

 

Hãy lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lai

 

Để xây dựng một kế hoạch tiết kiệm thông minh, bạn cần phải xác định số tiền tiết kiệm là bao nhiêu, tiết kiệm đến thời gian nào và chia số tiền cần tiết kiệm thành từng khoản nhỏ mỗi tháng. Đồng thời, việc lựa chọn một ngân hàng có uy tín để gửi khoản tiền tiết kiệm và nhận lãi mỗi tháng cũng là điều bạn nên tính đến.

5. Học cách lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu

Để tránh thói quen “vung tay quá trán” trong chi tiêu. Bạn nên học cách lựa chọn những ưu tiên của mình. Hãy xác định những gì thật sự quan trọng với bạn trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có kế hoạch và đây là ưu tiên quan trọng nhất với bạn lúc này. Bằng cách đó, bạn sẽ kiểm soát tài chính một cách dễ dàng và thông minh hơn.

6. Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng

Nếu như bạn không tin tưởng khả năng kiềm chế của bản thân trước cám dỗ, hãy cất và khóa thẻ tín dụng đi. Nhiều người sử dụng thẻ tín dụng như một công cụ giúp bản thân chi tiêu không giới hạn. Nhưng họ lại không để ý tới số lãi phải trả cho tới khi nợ “ngập đầu”. Để tránh việc chi tiêu quá ngân sách, bạn cần kiềm chế ham muốn sử dụng nó.

7. Chi tiêu bằng lý trí chứ không bằng cảm xúc

Mua sắm là cách để giải tỏa căng thẳng khá tốt. Tuy nhiên, nếu như bạn không kiềm chế tốt cảm xúc của mình, việc vung tay quá trán sẽ xảy ra và thậm chí khiến bạn hối hận. Những người chi tiêu thông minh sẽ chỉ mua sắm dựa trên các kế hoạch cụ thể và không để cảm xúc cá nhân chi phối hành vi mua sắm của mình.

Chi tiêu hợp lý cần một kế hoạch chi tiết, khoa học và được thực hiện nghiêm túc. Nếu nhận thấy mình vẫn chưa chi tiêu hợp lý, hãy bắt đầu thay đổi từ hôm nay để có một nguồn tài chính vững mạnh về sau bạn nhé!

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan