4 cách nghiên cứu nghề nghiệp trước khi quyết định nhảy việc

1. Tìm hiểu thông tin chuyên ngành bạn chọn

Để tìm hiểu những thông tin về  các ngành nghề bạn có thể tìm kiếm tư liệu thông qua các sách chuyên ngành hoặc tham khảo thông tin trên mạng chuyên về ngành nghề đó. Tiếp theo hãy tự hỏi bản thân “Bạn có thấy chúng thú vị không? Bạn có muốn học hỏi nhiều hơn về lĩnh vực này không?” Bước này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn và lĩnh vực bạn sắp theo đuổi và có thể đưa ra những câu hỏi thú vị cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn kế tiếp khi mà bạn đã quyết định đi theo con đường này.

4-cách-nghiên-cứu-nghề-nghiệp-trước-khi-quyết-định-nhảy-việc-hình-ảnh-1.png

 

Tìm kiếm thông tin chuyên ngành trong sách hoặc trên internet

 

2. Tham gia các nhóm cộng đồng hoặc tham dự các “talk show” của các tổ chức chuyên nghiệp

Bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều người trong lĩnh vực bạn quan tâm bằng cách tham gia các nhóm trên Facebook hoặc các sự kiện trực tiếp. Khi trở thành thành viên của một cộng đồng trên mạng xã hội đừng hỏi những câu hỏi ngẫu nhiên và chung chung như tôi có nên làm việc tự do không? Tôi có nên chọn nghề này không? Không ai trong nhóm biết bạn đủ rõ để đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Thay vào đó, hãy chú ý những đối tượng thú vị có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích và tìm cách tiếp cận với họ.

Khi ở một sự kiện trực tiếp, hãy dành thời gian để làm quen và trò chuyện với những người tham dự. Việc này không những giúp bạn có thêm kiến thức mà còn mở rộng mối quan hệ của mình. Bạn sẽ không biết được ai trong số họ về sau sẽ trở thành khách hàng hoặc đối tác của mình. Một lần nữa hãy xác định bạn có thích các chủ đề của những buổi “talk show” này không? Đây có thể là manh mối về việc bạn có khả năng trở thành một phần của cộng đồng này hay không. Hãy nhớ rằng, nghề nghiệp không chỉ đòi hỏi những kỹ năng bạn sử dụng trong công việc mà còn là cách giao tiếp với đồng nghiệp và những người xung quanh.

3. Nói chuyện với những người có chuyên môn

Không ai có thể cho bạn lời khuyên đúng đắn hơn những người làm việc trong lĩnh vực này. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô hoặc các chuyên gia trong cùng lĩnh vực mà bạn biết để lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm từ họ và có cái nhìn rõ hơn về ngành nghề bạn đang theo đuổi, điều mà bạn khó tìm thấy từ những tài liệu trong sách hay trên mạng.

Bất cứ ngành nghề nào mà bạn đang nghĩ đến việc sẽ dấn thân vào, hãy nói chuyện với ít nhất 10 người cùng nghề. Tại sao lại là 10? Bởi vì như thế mới đủ số lượng nhận thấy một số xu hướng nhất quán trong câu trả lời của họ. Từ đó bạn có đủ cơ sở để nhìn nhận khách quan hơn về ngành nghề đó và bạn cần bổ sung những kỹ năng gì nếu muốn tiếp tục gắn bó với lựa chọn này.

4-cách-nghiên-cứu-nghề-nghiệp-trước-khi-quyết-định-nhảy-việc-hình-ảnh-2.png

 

Tham khảo ý kiến từ những chuyên gia, thầy cô và những người có chuyên môn

 

4. Nghiên cứu mức lương

Chúng ta tập trung quá nhiều vào các kỹ năng đàm phán đến nỗi quên rằng nghề nghiệp cũng là là yếu tố quan trọng quyết định số tiền chúng ta kiếm được. Tùy vào đặc thù tính chất của mỗi loại ngành nghề mà chúng có mức lương trung bình khác nhau. Đôi khi, ngay cả các vị trí cấp thấp cho một số ngành nghề lại có mức lương cao hơn một ngành nghề khác có chức vụ cao hơn. Ví dụ: nhà thiết kế và kỹ sư phần mềm có thể bắt đầu sự nghiệp của họ với mức lương cao hơn nhiều so với mức trung bình của các ngành nghề khác.

Hiện nay, có nhiều cách có thể giúp bạn tra cứu được mức lương của một số chuyên ngành cụ thể. Bạn có thể hỏi bạn bè, những người làm việc trong nghề hoặc đăng nhập vào các trang tra cứu lương trực tuyến. Chỉ vài thao tác chuột đơn giản bạn đã biết mức lương trung bình cho từng ngành cụ thể tương ứng với kinh nghiệm hoặc một số yêu cầu liên quan như khu vực, giới tính, bằng cấp,…

Nếu thật sự muốn chuyển sang một lĩnh vực mới bạn hãy dành thời gian để thực hiện từng bước ở trên một cách nghiêm túc. Không có con đường nào chắc chắn bạn sẽ tìm được công việc lý tưởng hơn nhưng nếu có sự chuẩn bị và đầu tư bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được cơ hội của mình và không bị bất ngờ trước những thay đổi của công việc mới.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan