Làm gì khi nhà tuyển dụng không hồi âm sau khi buổi phỏng vấn kết thúc?

Bạn đã trải qua cuộc phỏng vấn xin việc khá tốt, bạn tự tin vào khả năng của bản thân. Bạn về nhà với tâm trạng vô cùng háo hức và đợi kết quả phỏng vấn chính thức từ nhà tuyển dụng. Nhưng đã nhiều ngày trôi qua, vẫn chưa có thông tin phản hồi từ nhà tuyển dụng. Bạn nên làm gì đây khi chờ mãi mà nhà tuyển dụng không hồi âm?

Hãy rà soát lại buổi phỏng vấn của mình

Để tìm ra lý do khiến nhà tuyển dụng “im hơi lặng tiếng” sau buổi phỏng vấn, bạn nên tự đặt câu hỏi cho mình: Liệu bạn có là ứng viên tài năng cho vị trí này? Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá một số khía cạnh khác liên quan đến buổi phỏng vấn như cách ứng xử, trang phục, những câu trả lời của bạn có đúng trọng tâm không…

lam-gi-khi-nha-tuyen-dung-khong-hoi-am-sau-khi-buoi-phong-van-ket-thuc-hinh-anh-2

 

Bạn nên rà soát buổi phỏng vấn của mình

 

Hãy nhớ rằng dù câu trả lời của bạn có vẻ ổn với nhà tuyển dụng, nhưng nếu bạn mắc một trong số những lỗi này thì bạn vẫn sẽ bị “loại khỏi cuộc chơi”.

Bạn nên phản hồi ngược khi nhà tuyển dụng không hồi âm

Sự im lặng của nhà tuyển dụng bắt nguồn từ nhiều lý do. Có thể do nhà tuyển dụng “quên” mất bạn vì có quá nhiều người tham gia phỏng vấn vào vị trí đó, họ bị quá tải, không có người trả lời kết quả cho bạn… Vì thế, trong trường hợp họ không có phản hồi gì, bạn có thể liên lạc với bộ phận tuyển dụng của công ty để hỏi về kết quả phỏng vấn của mình. Theo một chuyên gia phụ trách quản lý nhân sự của một tổ chức cung ứng lao động tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh:“Một số ứng viên có thể nghĩ rằng, việc gọi điện thoại cho nhà tuyển dụng sẽ khiến người ta nghĩ rằng bạn đang rất cần việc làm và như thế là quá đề cao họ, nhưng trong thực tế, việc làm đó lại chứng tỏ rằng bạn là người nghiêm túc và thực sự quan tâm đến công việc đó”.

lam-gi-khi-nha-tuyen-dung-khong-hoi-am-sau-khi-buoi-phong-van-ket-thuc-hinh-anh-2

 

Nếu chờ quá lâu mà nhà tuyển dụng không hồi âm hãy gọi điện thoại cho họ

 

Vậy làm cách nào để gọi điện thoại tới nhà tuyển dụng gây ấn tượng nhất. Bạn phải chuẩn bị thật kỹ một kịch bản cho mình. Nên tập đi tập lại nhiều lần đến khi tự nhiên nhất.

Hoặc bạn có thể gửi một email cảm ơn và trình bày thêm những nội dung mà bạn chưa nói đến trong buổi phỏng vấn. Nếu nhà tuyển dụng vẫn không phản hồi sau email đầu tiên, bạn có thể gửi lại. Nếu bạn vẫn không nhận được phản hồi, hãy bỏ qua vị trí đó và tìm một cơ hội mới cho mình bạn nhé!

Ứng xử khi bị từ chối

Trong trường hợp xấu nhất, bạn bị loại ra khỏi danh sách của nhà tuyển dụng. Đừng vội buồn bã, mất hy vọng hay ghét nhà tuyển dụng. Bạn nên hỏi lý do mình bị loại, thiếu sót của bản thân trong quá trình phỏng vấn và tìm kiếm lời khuyên của nhà tuyển dụng… Đây là lúc nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn và biết đâu trong lần “tái ngộ” sau bạn sẽ có cơ may trúng tuyển vào công việc mình yêu thích.

Nếu bạn không được nhận cũng đừng quá buồn. Khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra. Bạn chỉ cần đừng bỏ cuộc thì sẽ luôn có cơ hội dành cho bạn. Chúc bạn thành công.

BigWorks Tổng hợp.

 

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan