4 bí quyết giúp bạn trở thành cánh tay phải đắc lực của sếp

1. Làm việc theo sự chỉ đạo của cấp trên

Khi người quản lý đưa ra hướng dẫn, một nhân viên giỏi sẽ theo sát chỉ dẫn và làm theo những gì họ được nghe. Tuy nhiên, một nhân viên xuất sắc sẽ không chỉ làm theo chỉ dẫn cấp trên đưa ra mà còn chủ động hơn trong công việc và có thể phán đoán những chỉ thị tiếp theo. Vì quản lý của bạn rất bận với công việc của họ vì thế bạn không nên ngồi đó chờ đợi những yêu cầu tiếp theo.

4-bí-quyết-để-giúp-bạn-trợ-thủ-đắc-lực-của-sếp-hình-ảnh-1.jpg

 

Một nhân viên xuất sắc phải biết phán đoán các chỉ thị tiếp theo của sếp

 

Trong các cuộc họp, hãy cho người quản lý của bạn biết những gì cả hai đã thỏa thuận trước đó và những nỗ lực thêm mà bạn đã bỏ ra để thúc đẩy dự án phát triển hơn. Khi bạn thể hiện được năng lực, người quản lý có thể sẽ cho bạn sự độc lập hơn để điều hành các dự án và bạn sẽ từng bước nâng tầm vị trí của mình tại nơi làm việc.

2. Có thái độ học hỏi tích cực

Nếu bạn muốn trở thành trợ thủ xuất sắc đối với sếp thì bạn phải trở nên khác biệt hơn so với đồng nghiệp của mình. Ngoài kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn hầu hết các quản lý đều mong muốn tìm được nhân viên có một thái độ tích cực để làm việc.

Khi được bàn giao công việc thì bạn nên chủ động hỏi những vấn đề còn chưa rõ như thế vừa giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn lại ghi điểm về thái độ tích cực với cấp trên. Một khi bạn trở thành người đáng tin cậy thì mối quan hệ giữa bạn và sếp sẽ trở nên gần gũi rất nhiều.

/4-bí-quyết-để-giúp-bạn-trợ-thủ-đắc-lực-của-sếp-hình-ảnh-2.jpg

 

Cần tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đồng nghiệp

 

Trên thực tế, bạn sẽ khó có thể hoàn thành mọi yêu cầu chính xác từ cấp trên của mình nhưng trước tiên hãy thể hiện cam kết của bạn với người quản lý bằng cách nói đồng ý, sau đó đưa ra một kế hoạch thực hiện thay thế dựa trên quỹ thời gian và khả năng của bạn. Nếu bạn tìm được cách có thể mang lại hiệu quả hơn, đặc biệt là trong những tình huống khó khăn, người quản lý của bạn sẽ bắt đầu xem bạn là người đồng hành chung với họ.

3. San sẻ khối lượng công việc với cấp trên

Người quản lý của bạn thường bận rộn vì phải quản lý nhiều công việc cùng một lúc của dự án, do đó bạn có thể đề nghị chia sẻ một phần công việc với sếp vì bạn đã theo sát dự án và có thể nắm rõ tình hình công việc đang tiến triển tới đâu. Nếu có công việc bạn có khả năng xử lý được hãy chủ động đề nghị điều này với cấp trên.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm các kỹ năng để hỗ trợ những phần việc của sếp. Nếu sếp của bạn không có thời gian để làm một việc nào đó và bạn sẵn sàng đảm nhận, anh ấy hoặc cô ấy sẽ muốn giữ bạn lại lâu nhất có thể. Một lưu ý dành cho bạn là có thể giúp sếp giải quyết một số vấn đề linh tinh nhưng quan trọng nhất vẫn phải ưu tiên các nhiệm vụ chính của mình để chứng minh năng lực của mình nhé.

4. Cập nhật thông tin kịp thời

Các nhà quản lý luôn muốn biết tình hình của công việc dù là họ không trực tiếp tham gia vì vậy bạn cần đảm bảo bạn thường xuyên cập nhật thông tin về công việc cũng như tiến triển của các dự án. Bạn có thể báo cáo trực tiếp hoặc gửi mail cập nhật theo tần suất cố định tùy vào nội quy và văn hóa nơi bạn làm việc. Ngoài ra, bạn cần luôn đề phòng các hướng giải quyết nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra, nên nhớ rằng không ai muốn một điều bất ngờ tiêu cực cả và sếp của bạn cũng vậy.

Trên đây là 4 cách có thể giúp bạn trở thành cánh tay phải đắc lực cho cấp trên của mình. Bạn hãy nhớ rằng muốn trở thành người “dưới một người trên vạn người” bạn phải nỗ lực rất nhiều. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn may mắn.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan