Làm gì khi bạn không có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng?

Hỏi về cơ hội thăng tiến

Các nhà quản lý tuyển dụng luôn thích nghe một nhân viên tiềm năng quan tâm đến những cơ hội thăng tiến trong tương lai. Điều này cho thấy ứng viên rất muốn làm việc tại công ty và có dự định sẽ gắn bó lâu dài để phát triển sự nghiệp của mình tại nơi này. Một ứng viên có thái độ nghiêm túc cùng với những mối quan tâm về công việc sẽ tốt hơn một người có tâm thế “đứng núi này trông núi nọ”.

Xem xét từng trường hợp cụ thể

Tùy thuộc vào loại hình công việc cũng như quy mô của công ty bạn ứng tuyển, có rất nhiều câu hỏi có sẵn mà bạn có thể áp dụng lúc này. Chẳng hạn như bạn đang phỏng vấn cho một vị trí nhân viên part-time làm việc từ xa, hãy nhớ luôn hỏi những chính sách và nhiệm vụ cho nhân viên làm việc ngoài văn phòng, quy trình hoạt động như thế nào và một số trở ngại cũng như những điều cấm kỵ mà bạn cần tránh.

Làm-gì-khi-bạn-không-có-câu-hỏi-nào-cho-nhà-tuyển-dụng-hình-ảnh-1.jpg

 

Xem xét từng tính chất công việc để đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng

 

Tuy nhiên, bạn cần tránh hỏi những câu hỏi chỉ trả lời đơn giản như có hoặc không. Thay vào đó, hãy cố gắng hỏi những câu hỏi mở để nhà tuyển dụng có thể cung cấp nhiều thông tin hơn cho bạn.

Suy nghĩ thoáng

Khi nhà tuyển dụng đang chờ câu hỏi của bạn, đừng tỏ ra ấp úng và ép não mình phải suy nghĩ, càng tạo ra áp lực cho bản thân bạn càng rơi vào bế tắc. Thay vào đó bạn hãy thả lỏng cơ thể, suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ công việc. Không nhất thiết lúc nào cũng phải hỏi nội dung về công việc, bạn có thể hỏi về văn hóa công ty như cách công ty thúc đẩy quan hệ giữa các nhân viên hoặc những gì nhân viên đã làm trong quá khứ để để gắn kết với công ty. Bằng những câu hỏi mở và gần gũi như thế bạn sẽ để lại ấn tượng tốt hơn trong mắt người phỏng vấn.

Đặt câu hỏi về chính người tuyển dụng

Người quản lý tuyển dụng thường thích trả lời các câu hỏi về kinh nghiệm của chính họ, vì thế hãy nắm bắt điều này. Ví dụ, bạn có thể hỏi họ về những trải nghiệm của bản thân họ khi làm việc ở công ty, bên cạnh đó bạn có thể xin họ một vài lời khuyên khi gặp trở ngại trong công việc.

Làm-gì-khi-bạn-không-có-câu-hỏi-nào-cho-nhà-tuyển-dụng-hình-ảnh-2.jpg

 

Nhà tuyển dụng thích nói về những kinh nghiệm của họ

 

Ghi chép trong buổi phỏng vấn

Việc ghi chép trong một cuộc phỏng vấn cho thấy bạn là một người cẩn thận và rất xem trọng cuộc phỏng vấn này. Hơn nữa, những thông tin mà bạn ghi lại sẽ là dữ liệu để bạn có thể suy nghĩ ra một vấn đề gì đó để hỏi nhà quản lý tuyển dụng. Không những thế, nếu bạn vượt qua vòng phỏng vấn và trở thành nhân viên của công ty, trong quá trình làm việc có các vấn đề phát sinh thì bạn cũng có cơ sở dữ liệu để đối chứng.

Khi phỏng vấn các bạn không nên chỉ biết nghe và trả lời câu hỏi của người tuyển dụng, hãy chủ động đặt câu hỏi để tương tác qua lại giữa hai bên. Khi được yêu cầu đặt câu hỏi hãy cố gắng hỏi ít nhất 1-2 câu thay vì nói “Tôi không có câu hỏi nào cả”. Như thế bạn không những biết thêm nhiều thông tin mà qua đó nhà tuyển dụng còn đánh giá cao khả năng tư duy và kỹ năng giao tiếp của bạn. Bạn hãy nhớ rằng chỉ một vài câu hỏi đơn giản có thể giúp bạn có một kết thúc “có hậu” cho buổi phỏng vấn của mình đấy.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan