Những bài học đắt giá khi thỏa thuận lương

Trong các cuộc đối mặt trực tiếp để thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng, đa phần các ứng viên đã trở thành người thua cuộc. Tuy nhiên, lý do mà họ chịu thiệt không phải vì sự yếu kém về chuyên môn, năng lực hay thiếu kinh nghiệm mà đa phần là do họ không biết cách thỏa thuận. Thông thường, thỏa thuận lương chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc ngắn nhưng lại ảnh hưởng đến tinh thần và năng lực cả quá trình làm việc lâu dài của bạn.

1. Không tìm hiểu kỹ về mức lương hoặc không chuẩn bị cho quy trình thỏa thuận lương

Hãy tìm hiểu về mức lương của nhà tuyển dụng đưa ra hay các chính sách thỏa thuận, chế độ thưởng của công ty. Ngay cả khi bạn quyết định không thỏa thuận lương thì bạn vẫn có hiểu biết tốt hơn về thị trường nhân lực và giá trị của bản thân mình.

nhung-bai-hoc-dat-gia-khi-thoa-thuan-luong-hinh-anh-1

 

Hãy tìm hiểu kỹ về mức lương và quy trình thỏa thuận lương để có một mức lương mong muốn

 

Hãy lên kế hoạch cho buổi đàm phán trước bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, bạn cần phải đặt ra 3 dữ liệu trong đầu:
–   Xem mức lương có đáp ứng được nhu cầu ăn ở của bạn?
–   Đâu là mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bạn hiện giờ?
–   Mức độ cần thiết của vị trí tuyển dụng?

2. Bạn hài lòng với mức lương đưa ra/ Không thỏa thuận lương

Đây là lỗi phổ biến nhất mà nhiều ứng viên mắc phải khi thỏa thuận lương. Thông thường ứng viên trẻ và ứng viên nữ thường hay mắc lỗi này, đa phần là vì chưa hiểu quy trình thỏa thuận lương hoặc ngại/không thoải mái khi thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng. Đồng ý mức lương đề ra có nghĩa là bạn sẽ phải chấp nhận nhiều hậu quả về tài chính sau này – mức lương thấp và tỉ lệ tăng lương thấp, dần dần sẽ dẫn đến việc bạn chán ghét công việc.

3. Vội vàng hỏi mức lương khi thỏa thuận lương

Không nên vội vã đề cập tiền lương trong buổi phỏng vấn. Hãy để nhà tuyển dụng đặt câu hỏi đó cho bạn. Bởi vì khi bạn vội vàng hỏi mức lương, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn tự đánh giá cao bản thân trước khi thuyết phục được họ cần bạn. Ngoài ra, nếu bạn vội vã đề cập đến lương khi buổi phỏng vấn chưa đi đến đâu thì nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn chỉ quan tâm đến tiền lương. Thời điểm thích hợp nhất là khi bạn biết mình đã đến những vòng phỏng vấn cuối cùng, và bạn sẽ hỏi về lương thưởng, tiền hoa hồng, chế độ bảo hiểm và các quyền lợi khác.

nhung-bai-hoc-dat-gia-khi-thoa-thuan-luong-hinh-anh-2.

 

Không vội vàng hỏi mức lương khi thỏa thuận lương

 

4. Từ chối quá nhanh mà không thỏa thuận lương

Nhiều ứng viên từ chối thẳng thừng khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương chưa thỏa đáng. Tốt nhất bạn nên xin thời gian để cân nhắc về mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra. Nếu mức lương quá thấp, bạn có thể khước từ. Nhưng nếu chỉ thấp hơn mức lương mong đợi của bạn một ít thì bạn nên cân nhắc vì có những quyền lợi khác đi kèm như bảo hiểm đầy đủ, thưởng tốt hoặc chế độ đãi ngộ tốt.

5. Không nên tiết lộ về mức lương trong quá khứ

Không nên tiết lộ  về mức lương trong quá khứ là chìa khóa vàng trong quá trình đàm phán. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi về mức lương tại các công ty cũ của bạn. Trong những tình huống này, bạn phải luôn cẩn thận về những gì mình sẽ trình bày, vì càng trì hoãn tiết lộ những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng thỏa thuận lương sau này. Nếu cảm thấy có gì đó không thoải mái thì tốt nhất không nên tiết lộ mức lương cũ tại hôm phỏng vấn.

Trên đây là 5 nguyên tắc khi đàm phán lương mà bạn phải biết để có thể “bảo vệ” bản thân trước nhà tuyển dụng. Một  mức lương mong muốn sẽ khiến cho bạn có động lực đi làm và cống hiến hết mình cho công ty. Chứ không phải mà việc một cách hời hợt. Chúc bạn có được mức lương mong muốn.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan