Vì sao sếp khó tính và luôn không hài lòng về bạn?

Khi bước vào môi trường công ty bạn sẽ phải gặp phải rất nhiều tình huống khiến bản thân mệt mỏi. Mà điển hình là một người sếp khó ưa luôn hạch sách , khó chịu với bạn. Bạn không muốn nghỉ việc vì đồng nghiệp tốt, môi trường tốt, mức lương và chế độ đãi ngộ tốt. Trước tiên hãy thử làm những việc sau đây

Nhìn nhận bản  thân

“Tiên trách kỉ hậu trách nhân” bạn nên trung thực đánh giá bản thân mình. Bạn nên tham khảo ý kiến mọi người xung quanh về những gì bạn đã làm là tốt hay không tốt. Như vậy bạn sẽ biết được sếp có đổ oan cho mình hay không. Nếu đã là lỗi thuộc về mình bạn nên cố gắng sửa đổi để có thể làm việc tốt hơn và sếp sẽ ít bắt lỗi bạn hơn.

Đừng tranh cãi hãy thương lượng

Tranh cãi không giải quyết được vấn đề đôi khi còn khiến mối quan hệ giữa bạn và sếp trở nên căng thẳng. Nếu bạn không đồng tình với cấp trên, hãy thật bình tĩnh và nhã nhặn. Sự lắng nghe của bạn sẽ khiến sếp cảm thấy hài lòng. Sếp cho rằng bạn là một người rất ham học hỏi và tích cực trong công việc. Trong lúc sếp dễ chịu, hãy khéo léo đưa ra quan điểm của bản thân. Sếp sẽ dễ dàng chấp nhận quan điểm của bạn. Lịch sự, nhã nhặn và bình tĩnh mỗi khi tranh luận với sếp.

vi-sao-sep-kho-tinh-va-luon-khong-hai-long-ve-ban-hinh-anh

 

Tranh cãi chỉ làm mối quan hệ của bạn và sếp trở nên căng thẳng

 

Làm tốt công việc của mình

Mặc kệ sếp khó tính hay không. Việc của bạn hãy cứ làm thật tốt sẽ chứng minh được năng lực của bản thân. Sếp sẽ không thể chăm chăm bắt lỗi bạn nếu như bạn hoàn hảo.

Thỉnh thoảng ca ngợi sếp

Hãy ca ngợi sếp khi sếp đưa ra những lời khuyên tốt cho bạn. Nên nhớ sếp cũng có nhu cầu được ca ngợi từ phía nhân viên của mình. Tuy nhiên tránh nịnh nọt, a dua nếu bạn không muốn mọi người nhìn bạn với con mắt khác.

Tôn trọng sếp

Ai cũng có ưu và khuyết điểm riêng nên bạn không thể đòi hỏi sếp của bạn phải hoàn hảo. Hãy hoàn thành xuất sắc công việc của mình trước và luôn đối xử nhã nhặn với sếp. Phải cho sếp thấy mình được tôn trọng.

Thông cảm với sếp

Đặt mình vào vị trí của sếp. Hãy tìm hiểu những khó khăn, mệt mỏi của sếp. Đưa ra những lời khuyên hữu ích. Sếp sẽ đánh giá cao bạn, từ đó mối quan hệ của bạn và sếp sẽ được cải thiện.

Thu thập chứng cứ về mọi thứ

Hãy lưu giữ mọi nội dung giao tiếp bằng văn bản, dù đó là biên bản cuộc họp hay những trao đổi ngắn. Ví dụ như nếu sếp giao việc bằng miệng, bạn nên gửi ngay cho sếp một email tóm tắt lại những gì sếp nói để đảm bảo là bạn đã hiểu đúng và đầy đủ ý sếp.

Việc làm này đem lại nhiều lợi ích cho bạn về sau, đặc biệt khi sếp đột ngột thay đổi ý kiến trong khi bạn đã hoàn thành công việc. Các ghi chép này cũng giúp bạn vững tin hơn khi làm việc, không phải nơm nớp lo sợ nhớ nhầm hoặc hiểu sai lời sếp nói.

Trao đổi thẳng thắn với sếp

Nếu sếp vẫn cư xử vượt quá sức chịu đựng của bạn thì đừng ngần ngại hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp. Bạn nên hẹn sếp vào một ngày nghỉ và trao đổi mọi vấn đề với sếp, hãy thật lòng bày tỏ những vấn đề của bạn và điều bạn mong muốn từ sếp hay hỏi sếp có mong muốn gì từ bạn để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Nếu mọi yêu cầu không được chấp nhận, mọi nỗ lực của bạn không có hiệu quả bạn nên từ bỏ công việc để tìm cho mình môi trường tốt hơn, một cấp trên có  khả năng đánh giá đúng năng lực của bạn.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan