Phải làm gì khi bạn bị quá tải trong công việc?

1. Lên kế hoạch cho công việc

Mọi việc chỉ thành công khi bạn có một kế hoạch cụ thể và trường hợp này cũng vậy. Trước khi bắt tay vào công việc, bạn hãy dành một ít thời gian lên danh sách các việc cần làm và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Nhờ đó, bạn có thể biết việc nào cần làm trước, việc nào cần làm sau. Lúc đấy, bạn sẽ thấy công việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi không phải bối rối, chẳng biết bắt đầu công việc từ đâu.

Phải-làm-gì-khi-bạn-bị-quá-tải-trong-công-việc-hình-ảnh-1.png

 

Lên danh sách các việc cần làm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

 

2. Loại bỏ những phiền nhiễu

Chuyên gia tư vấn tiếp thị Ron Stefanski đã nói rằng: “Khi bị chìm trong mớ hỗn độn các công việc cần làm, bạn rất dễ bị lạc vào những tác nhân gây xao lãng như Instagram, Facebook, kiểm tra email hoặc nhắn tin cho bạn bè. Nhưng nếu bạn có thể đóng email, đặt điện thoại ở chế độ im lặng hoặc không chú ý đến sự rủ rê từ bạn bè bạn sẽ tập trung vào nhiệm vụ hiện tại và hoàn thành chúng nhanh và hiệu quả hơn”. Sau khi nhiệm vụ được giải quyết, bạn có thể nghỉ ngơi một chút và lặp lại quy trình này để hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại.

3. Dành thời gian để nghỉ ngơi

Nếu bạn đang “hấp hối” với những deadline đang kề cận, thay vì phải gồng mình tại bốn bức tường chật hẹp hãy dành một ít phút để cho đầu óc được thư giãn, nghỉ ngơi. Bạn có thể ra ngoài tản bộ hoặc tán gẫu với đồng nghiệp. Tuy đơn giản nhưng đây là cách giảm căng thẳng hiệu quả nhất tại nơi làm việc. Công việc sẽ được hoàn thành nhanh và hiệu quả khi chúng ta có một tinh thần thoải mái để làm việc đúng không nào?

Phải-làm-gì-khi-bạn-bị-quá-tải-trong-công-việc-hình-ảnh-2.png

 

Trò chuyện với đồng nghiệp để cảm thấy thư giãn hơn

 

4. Giới hạn những cuộc họp

Một trong những nguyên nhân tốn khá nhiều thời gian của nhân viên đến từ các cuộc họp. Vì vậy, nếu bạn xem xét qua lịch trình làm việc và nội dung các cuộc họp, nếu cảm thấy công việc có sự ưu tiên hơn hãy chủ động báo lên người tổ chức buổi họp trình bày lý do không tham gia của bạn. Tuy nhiên, với những cuộc họp mang tính chất quan trọng, hãy cố gắng tham gia để không bị bỏ lỡ thông tin cần thiết cho công việc.

5. Nói chuyện với cấp trên

Rất nhiều nhân viên lựa chọn im lặng và cố sức làm việc khi nhận nhiệm vụ từ sếp với tâm lý nếu không làm được sẽ bị sếp đánh giá thấp. Đây là suy nghĩ không được khuyến khích và nếu muốn thay đổi bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp để trình bày vấn đề này với cấp trên của mình và cùng tìm ra giải pháp an toàn nhất. Đừng lo lắng rằng việc này sẽ làm sếp thất vọng mà ngược lại sếp sẽ cảm thấy bạn là người biết nhìn nhận sự việc và biết cách giải quyết khi có sự cố xảy ra.

Quá tải trong công việc là một vấn đề vô cùng phổ biến và thường xuyên xảy ra. Nhưng nếu bạn biết cách sắp xếp một cách khéo léo bạn có thể vượt qua chúng một cách dễ dàng. Hy vọng với 5 gợi ý chia sẻ vừa rồi, bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách nhanh và hiệu quả nhất.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan