Cách viết báo cáo công việc “chuẩn không cần chỉnh”

Xác định nội dung báo cáo

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần phải nhớ, vì mỗi yêu cầu sẽ có một cách làm báo cáo riêng. Hiểu rõ nội dung báo cáo giúp bạn có thể viết báo cáo một cách chính xác và đầy đủ nhất.

Lên đề cương chi tiết

Sau khi xác định được nội dung báo cáo, hãy lên đề cương chi tiết những ý chính mà bạn muốn nói trong báo cáo. Trong đó bạn nên bao hàm tất cả các nội dung mà bạn sẽ báo cáo và phân loại nó vào từng hạng mục khác nhau. Đề cương này sẽ giúp cho bạn viết một bản báo cáo đầy đủ mà không bị mất thời gian suy nghĩ phải viết gì trong quá trình làm.

Đánh giá kết quả

Bạn hãy tổng kết những điều mình làm được, chưa làm được và và khó khăn của bản thân trong việc hoàn thành những công việc đó vào báo cáo của mình. Bạn nên đánh giá công việc một cách trung thực nhất. Như vậy, cấp trên sẽ dễ dàng nhìn ra được những thiếu sót của bạn trong bản báo cáo và tìm hướng khắc phục.

Phân tích nguyên nhân

cach-viet-bao-cao-cong-viec-chuan-khong-can-chinh-hinh-anh-1

 

Hãy phân tích nguyên nhân bạn chưa hoàn thành công việc

 

Trong bản báo cáo công việc, bạn không thể thiếu phần phân tích nguyên nhân bạn chưa hoàn thành công việc. Bạn hãy chăm chút cho phần này thật kỹ trong báo cáo bởi điều này thể hiện bạn là người rất có trách nhiệm với công việc. Việc phân tích, đánh giá nguyên nhân cũng là cách để người khác giúp bạn dễ dàng tìm hướng khắc phục.

Tìm ra hướng khắc phục

Đây là phần quan trọng trong báo cáo công việc. Bạn cần phải đưa ra được hướng khắc phục cho những nguyên nhân đó. Có thể bạn chưa khắc phục hay không có thời gian khắc phục cũng cần đưa vào báo cáo của bạn. Kể cả những việc bạn đã làm tốt nhưng nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cũng nên đưa vào để mọi người cùng tham khảo và đưa ra ý kiến cùng tìm giải pháp tốt nhất để giải quyết.

Ngôn ngữ trong báo cáo

Khi viết báo cáo công việc, bạn nên viết dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, thiết thực. Nên tránh những từ ngữ quá hoa mỹ, phô trương vì báo cáo cần sự ngắn gọn nhưng đầy đủ và chính xác. Nếu cần thiết bạn có thể sử dụng các số liệu, biểu đồ để minh họa nhưng những số liệu và sơ đồ phải dễ hiểu và có tính khoa học, logic.

Kiểm tra tổng thể báo cáo trước khi gửi

Hãy chắc chắn rằng không có lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp trong bài báo cáo. Kiểm tra lại các số liệu, bảng biểu nếu có. Hãy copy một bản sao để đề phòng trường hợp bản báo cáo bị thất lạc.

cach-viet-bao-cao-cong-viec-chuan-khong-can-chinh-hinh-anh-2

 

Hãy kiểm tra tổng thể báo cáo trước khi gửi đi

 

Đề ra những kiến nghị

Cuối bản báo cáo hãy đề ra những kiến nghị riêng của bản thân như: Công việc cần những gì, cần hỗ trợ gì để có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Việc đưa ra kiến nghị sẽ mang lại lợi ích cho cả tập thể. Vì vậy, hãy mạnh dạn nêu ra trong bản báo cáo để cấp trên xem xét nhé!

Hãy chăm chút cho bản báo cáo công việc để có thể hoàn thành nó một cách tốt nhất. Bản báo cáo công việc cũng sẽ giúp bạn nhìn ra những ưu, nhược điểm của bản thân trong quá trình làm việc. Hy vọng với cách viết báo cáo công việc mà BigWorks gợi ý trên đây, bạn sẽ làm tốt nhiệm vụ “khó nhằn” này, nhất là trong giai đoạn cuối năm, khi mà nhu cầu tổng hợp báo cáo tại doanh nghiệp đang tăng mạnh.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan