Làm thế nào để đối phó với đồng nghiệp hai mặt?

Người Tìm Việc hỏi:

Xin chào Tìm Việc Nhanh, mình là Mai Anh. Năm nay mình 28 tuổi và đang làm việc tại Hà Nội. Mình là một người khá trầm tính trong công việc và ít thân thiết với ai ngoài L. L là một cô gái xinh xắn, năng động và hòa đồng với tất cả mọi người, ai cũng yêu mến em ấy kể cả mình. Thế nhưng vào tuần trước, mình mới phát hiện ra chính L là người nói xấu sau lưng mình với những người khác. Không những thế, em ấy còn chê bai bản kế hoạch mới của mình với sếp, hoàn toàn trái ngược với những gì em ấy nói với mình trước đó. Mình thật sự bất ngờ, mà nói đúng hơn là “sốc” khi phát hiện ra chuyện này. Hiện tại mình không biết phải đối mặt với em ấy như thế nào? Mong Tìm Việc Nhanh hãy cho mình lời khuyên.

Mai Anh, Hà Nội

Tìm Việc Nhanh trả lời:

Chào bạn Mai Anh, Tìm Việc Nhanh cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chương trình. Môi trường công sở giống như một xã hội thu nhỏ và nơi đó bạn sẽ tiếp xúc với nhiều người có tính cách khác nhau. Để đối phó với đồng nghiệp có tính hai mặt, Tìm Việc Nhanh khuyên bạn hãy bình tĩnh và thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây.

1.Phớt lờ tính xấu của đồng nghiệp

Mặc dù rất khó chịu khi phải làm việc chung với đồng nghiệp hai mặt mỗi ngày, nhưng bạn không nên tỏ thái độ “ghét ra mặt” với họ vì hòa khí làm việc vẫn là quan trọng nhất. Hơn nữa, người hai mặt chưa chắc đã là người yếu kém. Với những người này, bạn nên giả vờ như không biết chuyện gì cả và vẫn cư xử thân thiện với họ. Có thể chính sự chân thành của bạn sẽ khiến họ phải xấu hổ và hối hận với hành vi của mình. Bên cạnh đó, bạn vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với họ mà không xảy ra xích mích hay cãi vã gì.Làm-thế-nào-để-đối-phó-với-đồng-nghiệp-hai-mặt-hình-ảnh-1.jpg (600×350)

Giả vờ như bạn không biết đồng nghiệp đã nói xấu sau lưng mình với mọi người

 

2. Thẳng thắn với đối phương

Nếu bạn đã cố tình phớt lờ thói xấu của đồng nghiệp nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra, bạn nên thẳng thắn với họ. Bạn có thể đối mặt trực tiếp và hỏi về những tin đồn bạn đã nghe được. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chất vấn đối phương, ép buộc họ phải nhận lỗi của mình. Hãy nhớ mục đích gặp mặt của bạn chỉ là “dằn mặt” cho đối phương hiểu rằng bạn biết tất cả mọi chuyện và không muốn chuyện này tái diễn.

3. Phân chia nhiệm vụ công việc rõ ràng

Nếu phải làm việc chung với đồng nghiệp “hai mặt” trong một dự án nào đó, tốt nhất bạn nên có sự phân chia công việc rõ ràng. Mỗi người sẽ có từng nhiệm vụ riêng với deadline hoàn thành cụ thể, và phải thông báo sự phân chia này cho tất cả mọi người kể cả sếp cùng biết. Như thế bạn sẽ tránh được những vấn đề phát sinh về sau như đổ lỗi trách nhiệm, tranh giành thành quả,… Hơn nữa, “kẻ hai mặt” cũng không có cơ hội để chơi xấu sau lưng bạn.

4. Nhờ sự giúp đỡ từ cấp trên

Mặc dù không muốn làm lớn chuyện nhưng nếu đồng nghiệp vẫn chứng nào tật nấy thì bạn nên nhờ đến sự trợ giúp từ cấp trên. Bạn đừng ngại tâm lý rằng mình là người mách lẻo mà phải biết rằng đây là cách để bạn bảo vệ lợi ích và danh dự của bản thân. Đừng quên thu thập đầy đủ bằng chứng và nhấn mạnh với sếp là bạn chỉ muốn tập trung vào công việc và mong muốn được hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp. Không một người sếp nào lại muốn tồn tại một nhân vật gây chia rẽ nội bộ trong đội ngũ của mình và sẽ đưa ra hướng giải quyết giúp bạn.Làm-thế-nào-để-đối-phó-với-đồng-nghiệp-hai-mặt-hình-ảnh-2.jpg (600×350)

Nhờ sự giúp đỡ từ cấp trên nếu đồng nghiệp vãn “chứng nào tật nấy”

 

5. Đề cao sự cảnh giác

Một lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là nên đề cao sự cảnh giác của bản thân, không nên dễ dàng tin tưởng tuyệt đối bất kỳ ai. Mặc dù bạn vẫn có nhiều người bạn chân thành tại nơi làm việc nhưng vẫn có nhiều người vì lợi ích cá nhân sẵn sàng bán đứng bạn bất cứ lúc nào. Vì thế, bạn cần phải biết đặt niềm tin của mình đúng

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan