Những cách giúp bạn phân loại nhân viên cá biệt

1. Kiểu nhân viên “Vâng ạ”

Có phải họ thường xuyên hứa hẹn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhưng sau đó thì lại “bặt vô âm tín”. Kiểu nhân viên này khiến lãnh đạo “phát điên” vì thiếu trách nhiệm trong công việc. Làm thế nào để bạn đối phó với kiểu nhân viên cá biệt này? Những người này thường có mong muốn thăng tiến trong môi trường làm việc và bạn có thể sử dụng đặc điểm này để thúc đẩy họ. Quan trọng nhất vẫn là bạn phải đặt kỳ vọng rõ ràng cho họ. Hãy nói rõ những gì bạn cần từ họ và khi nào là thời hạn hoàn thành công việc đó. Ví dụ như: “Tuần này có việc A, B, C cần làm và phải báo cáo hằng ngày và  việc E, F, G phải xong vào cuối tuần, hãy cố gắng hoàn thành giúp tôi”.

nhung-cach-giup-ban-phan-loai-nhan-vien-ca-biet-hinh-anh-1

 

Phân loại nhân viên giúp bạn đưa ra những định hướng nhằm hạn chế sự “cá biệt” của họ

 

2. Kiểu nhân viên tự kiêu

Họ luôn tự tin thái quá về năng lực, luôn cảm thấy bản thân đứng trên người khác một bậc. Họ thổi phồng tầm quan trọng của mình, cho rằng bản thân việc gì cũng thạo, cũng làm được không cần học hỏi ai và thích được chú ý, khen ngợi. Những nhân viên này rất khó hòa hợp với cộng đồng và thường bị mọi người ghét bỏ. Họ rất nhạy cảm với những lời chỉ trích và phản ứng mạnh mẽ với người đưa ra những ý kiến chỉ trích. Nếu bạn muốn giữ những người này và muốn họ cống hiến bạn phải đưa ra miếng mồi ngon mà ở đây là lợi ích. Nhân viên tự kiêu thường thích lãnh đạo vì vậy nếu họ làm tốt hãy để họ nắm giữ một vài vị trí như trưởng nhóm, trưởng bộ phận. Sự thực là hầu hết người có tố chất lãnh đạo đều có chút tự kiêu.

nhung-cach-giup-ban-phan-loai-nhan-vien-ca-biet-hinh-anh-2

 

Những nhân viên tự kiêu hay thổi phồng tầm quan trọng của mình

 

3. Kiểu nhân viên hay than vãn

Kiểu nhân viên hay than vãn luôn tìm thấy một điều gì đó không vừa ý ở bất cứ việc gì. Thật ra đây là loại người cầu toàn được ngụy trang khéo. Họ tự biết mình thiếu những kỹ năng cần thiết, nên luôn chỉ ra những khó khăn trong công việc để tránh phải làm và phải thất bại. Bất cứ chuyện gì cũng là chủ đề để họ than vãn từ sếp đến đồng nghiệp… Để đối phó với những nhân viên này, bạn phải đưa ra những phần thưởng và phúc lợi nhằm thúc đẩy họ cống hiến cho công việc nhiều hơn.

4. Kiểu nhân viên “biết tuốt”

Những nhân viên “biết tuốt” luôn cho rằng mình là người tài giỏi và am hiểu tất cả mọi vấn đề. Họ thường tỏ thái độ coi thường, thậm chí nói xấu lãnh đạo “sau lưng” bởi họ cho rằng lãnh đạo không giỏi bằng họ. Để hạn chế những kiểu nhân viên này, bạn cần phải thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình trong các buồi họp. Đồng thời, có chế tài xử phạt khi những nhân viên này vượt quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp và lãnh đạo.

5. Kiểu nhân viên “cộng đồng”

Ban đầu những nhân viên này rất nhanh nhẹn và hữu ích. Họ có thể làm bất cứ công việc nào được giao và giúp đỡ tất cả mọi người. Tuy nhiên, đây chính là kiểu nhân viên “vô dụng” nhất trong công ty. Bởi bạn thuê họ về để làm một công việc nhất định, chứ không phải để đi khắp nơi và hỗ trợ những người khác. Bạn cần để họ xác định rõ công việc chính của họ là gì. Và hãy nói họ học cách từ chối khi những đồng nghiệp khác nhờ giúp đỡ. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét ai là người “nhờ vả” họ nhiều nhất, những nhân viên này đang trốn tránh công việc của mình.

Hy vọng với những thông tin về các kiểu nhân viên cá biệt sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình quản trị nhân sự. Một khi đã nhận ra được ai thuộc nhóm người nào thì bạn có thể tìm được giải pháp giúp đưa những nhân viên “cá biệt” thoát khỏi tình trạng ấy. Chúc bạn thành công trên con đường quản trị nhân sự!

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan